Bánh trôi nước

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Gia Khang Nguyễn phúc

viết phần cảm nghĩ của em về câu thơ:                                                                    ''rắn nát mặt dầu tay kẻ nặn                                                                                      mà em vẫn giữ tấm lòng son''                                

Bình Phạm
18 tháng 1 2022 lúc 10:03

"…Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn...”

Trong câu thơ Hồ Xuân Hương đã sử dụng nghệ thuật tương phản trong hai từ "rắn" và "nát" để nói lên một sự thật: bánh ngon hay dở thì phụ thuộc vào “tay kẻ nặn”, còn số phận của người phụ nữ hạnh phúc hay bất hạnh đều tùy thuộc vào kẻ khác “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”... Đó là những nỗi khổ cực của người phụ nữ. Họ không được quyền quyết định số phận của mình. Trong xã hội ngày xưa, phụ nữ chỉ như là một vật dụng, nếu còn giá trị sử dụng thì họ sẽ được coi trọng; ngược lại họ sẽ bị coi rẻ, coi khinh.

Nhưng dầu vậy, ở người phụ nữ vẫn toát lên vẻ đẹp của lòng kiên trinh, son sắt:

"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Cho dù "rắn" hay "nát" thì chiếc bánh trôi nước vẫn giữ được viên đường đỏ thắm trong lòng. Cũng như người phụ nữ Việt Nam, dù cuộc đời mang nhiều đau thương khổ cực nhưng họ vẫn luôn “giữ tấm lòng son”. Chữ “son” mang ý nghĩa sắt son, chung thủy. Đó là tấm lòng đối với tình đời, tình người trong cuộc sống của họ. Điều đó càng làm nâng cao phẩm giá của người phụ nữ. Câu thơ thể hiện một niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách nữ sĩ Hồ Xuân Hương, đó là niềm kiêu hãnh, là sự tự tin trước cuộc đời đầy giông bão của bà.


Các câu hỏi tương tự
Võ Thị Yến Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng
Xem chi tiết
Võ Thị Yến Vy
Xem chi tiết
Anh Thư
Xem chi tiết
Ngầu Mobile Bé ngầu mobi...
Xem chi tiết
dũng pds
Xem chi tiết
Nguyễn Huỳnh Như Nguyệt
Xem chi tiết
Lê Anh Khoa
Xem chi tiết
Vân Nguyễn Thị
Xem chi tiết