" Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Câu thơ trên đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại hai lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người.
^^
Câu thơ '' Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa '' gợi lên một bức tranh nhiều tầng lớp ,đường nét, hình khối đa dạng . Điệp từ "lồng" được sử dụng thật đặc sắc bởi lẽ nó khiến cho bức tranh đêm trăng rừng khuya không chỉ có tầng lớp , đan cài, quấn quýt, mà còn tạo nên vẻ đẹp lung linh, chỗ đậm chỗ nhạt rất ấn tượng. Một cảnh lớn, nét bút đậm như vút lên cao: ánh trăng chiếu sáng cây cổ thụ giữa rừng khuya. Một cảnh nhỏ ở tầng thấp vẽ bằng nét bút mảnh mai nhưng tỉ mỉ hơn: Bóng cây, lá ngả vào hoa thành những mảng đen tương phản với những bông hoa khác, ánh trăng chiếu vào càng sáng lấp lánh. Chỉ có hai màu sáng - tối, trắng - đen mà người đọc có thể hình dung đủ trăm nghìn màu sắc...Qủa chỉ với vài nét chấm phá nhưng đã làm nên câu thơ với ẩn ý sâu sắc ,hấp dẫn và qua đó thể hiện tài hoa của Hồ chủ tịch kính yêu!
~ Chúc bn học tốt!~
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa.
Đọc hai câu thơ này ta cảm nhận được một không gian tĩnh lặng, đó là vào một đêm khuya trong khu rừng của chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống quân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy,Bác Hồ của chúng ta vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thiên nhiên của đất trời. Cảnh vật như ngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp núi rừng. Đặc biệt là âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sang chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đến câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc:
Trong không khí thanh vắng, trên nền âm thanh là tiếng suối xa xa trong trẻo qua biện pháp nghệ thuật so sánh tiếng suối như tiếng hát nhẹ nhàng của con người, hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh thuỷ mặc với những mảng trắng đen rất rõ:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa ."
Điệp từ "lồng" được sử dụng thật đắt, thật hay bởi nó khiến cho bức tranh đêm trăng rừng khuya không chỉ có tầng lớp , đan cài, quấn quýt, mà còn tạo nên vẻ đẹp lung linh, chỗ đậm chỗ nhạt rất ấn tượng.
Một cảnh lớn, nét bút đậm như vút lên cao: ánh trăng chiếu sáng cây cổ thụ giữa rừng khuya. Một cảnh nhỏ ở tầng thấp vẽ bằng nét bút mảnh mai nhưng tỉ mỉ hơn: Bóng cây, lá ngả vào hoa thành những mảng đen tương phản với những bông hoa khác, ánh trăng chiếu vào càng sáng lấp lánh. Chỉ có hai màu sáng - tối, trắng - đen mà người đọc có thể hình dung đủ trăm nghìn màu sắc.
nếu 2 câu đầu là nói đến cảnh đẹp ở chiến khu VB thì 2 câu sau nói đến tâm tư,tình cảm của tác giả.điệp từ chưa ngủ đã thể thể hiện rõ điều đó.bác hồ chưa ngủ vì cảnh đẹp nhưng cũng vì nước nhà đang chiến tranh.Bác đang suy nghĩ về các chiến lược ,vì vậy mà Bác chưa ngủ .Diệp từ chưa ngủ đã làm nổi bật lên tâm hồn của người cha già kính yêu.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
qua bài thơ cho ta thấy được các biện pháp tu từ đã làm nổi bật được tình yêu thiên nhiên đất nước của chủ tịch hồ chí minh
Câu thơ " Trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa " gợi lên một bức tranh nhiều tầng lớp , đường nét , hình khối đa dạng. Điệp từ " lồng" trong câu thơ được sử dụng rất đặc sắc . Nó diễn tả được trạng thái đan xen , hòa quyện của cảnh vật, khiến cho cảnh rừng khuya Việt Bắc trở nên trữ tình mà không còn vắng vẻ lạnh lẽo. Ánh trang dát bạc chiếu xuống, xuyên qua cành cây kẽ lá in xuống mặt đất tạo nên những bức thảm hoa tuyệt đẹp . Các sự vật : trăng , cây cổ thụ và mặt đất vốn cách xa nhau nhưng qua những vần thơ tuyệt đẹp đó thì đã trở nên rất gắn bó. Cảnh Việt Bắc lung lunh , thơ mộng , khung cảnh ấy cho thấy Bác Hồ là 1 người rất yêu thiên nhiên. Qua đây , cho ta thấy được tài năng và tình cảm của Người đối với thiên nhiên, đất nước Việt Nam.