Tập làm văn lớp 7

Phương Nguyễn Thị Minh

Viết một đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 đến 15 câu nêu cảm nghĩ cuả em về đạo lí " lá lành đùm lá rách "

Trâm Anhh
30 tháng 6 2018 lúc 15:47

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống:

Lá lành đùm lá rách

Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.

Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.

Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.

Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thông lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...

Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nằm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.

Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.

Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.

Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.

Bình luận (0)
Hải Đăng
30 tháng 6 2018 lúc 16:21

Bài là viết đoạn văn tổng hợp khoảng 12-15 dòng nên mình viết ngắn gọn thôi nhé!

“ Lá lành đùm lá rách” gợi lên hình ảnh những lớp lá, chiếc lá lành, chiếc lá rách được xếp đặt cạnh nhau để gói các loại bánh lá. Bài học về nhữngchiếc lá gói bánh gợi lên một bài học về đạo lí làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Trong cuộc sống, con người cần được sự giúp đỡ chia sẻ của người khác, nhất là khi gặp khó khăn. Sự đùm bọc lẫn nhau, sự tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn đã trở thành đạo lí làm người. Đây là thái độ “ nhường cơm sẻ áo” giữa những người cùng chung cảnh ngộ, trong một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy “lành”, “rách” khác nhau nhưng cùng là lá. Đây không phải là “bố thí” mà là sự chia sẻ, sự thông cảm khi hoạn nạn khó khăn. Con người sốngtrong xã hội không thể lẻ loi, đơn độc một mình. Trong cuộc sống, mỗi ngườicũngcó những hoàn cảnh , khó khăn riêng cần có sự chia sẻ của người khác.

Bình luận (0)
Thảo Phương
30 tháng 6 2018 lúc 20:30

Trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc ta có rất nhiều câu ca dao mà ông cha ta nhắc nhở con cháu đời sau về cách sống ở đời, đặc biệt là tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc giúp đỡ nhau. Tiêu biểu trong số đó là câu: "lá lành dùm lá rách". Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh rất bình dị và quen thuộc, những chiếc lá trên cành cây chồng xếp lên nhau, có lá lành và cũng có lá bị rách, đôi lúc ta bắt gặp hình ảnh chiếc lá lành nằm ở trên và che chở cho chiếc lá rách ở phía dưới. Nhưng đó chỉ là hình ảnh tượng trưng. Quan trọng là trong mối quan hệ giữa con người với con người. Ở đây "lá lành" là những người giàu có, có đầy đủ về cả vật chất lẫn tinh thần. "Lá rách" là những người nghèo khó, có cuộc sống thiếu thốn hay số phận kém may mắn. Ông cha ta muốn mượn hình ảnh những chiếc lá trên cành cây hay những chiếc lá lành và lá rách trong chiếc bánh chưng, bánh ú để dạy ta rằng, đã sống ở đời cần phải biết nghĩ đến những người xung quanh, khi ta đã có cuộc sống tốt thì cần giúp đỡ và che chở lẫn nhau, nhất là khi chúng ta cùng mang dòng máu là người Việt Nam. Sự tương trợ lẫn nhau là một tình cảm đẹp và cao cả, là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nhưng không phải chỉ có người Việt Nam mới cần giúp đỡ mà câu tục ngữ còn có ý rộng hơn, nói bao quát là tấm lòng bao dung, nhân ái với cả nhân loại. Câu tục ngữ thực sự là lời dạy bổ ích cho mỗi chúng ta, đó mãi là bài học tuy đơn sơ nhưng lại rất ý nghĩa và cần thiết trong cuộc sống mà mỗi chúng ta phải giữ gìn và phát huy.

Bình luận (0)
Thiên Chỉ Hạc
1 tháng 7 2018 lúc 10:04

Bài làm

Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh tương quan của mỗi con người Việt Nam xưa và nay. Nhờ vậy mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, thiên tai, dịch bệnh... đứng vững vàng giữa năm châu, bốn bể. Đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc để cập đến vấn đề này. Câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách" là một trong số đó. Câu tục ngữ trên cho ta thấy bài học làm người, phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà giữa người với người.

Nghĩa đen của câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng rất đỗi bình thường trong sinh hoạt hang ngày của nhân dân ta. Đó là việc dùng lá để gói bánh ngày xưa thì lá thông dụng được dùng để gói mọi thứ. Khi lá bị rách thì người ta lấy một tấm lá khác bao bọc bên ngoài cho thêm phần chắc chắn. Nhưng không chỉ vậy, hình ảnh "lá lành", "lá rách" ờ đây mang ý nghĩa tượng trưng cho con người chúng ta trong những hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. "Lá lành" là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ngược lại "lá rách" là con người lúc sa cơ, thất thế nghèo khó. Bằng lối nói tượng trưng dùng hình ảnh cụ thể và giản dị, câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta nên biết chia sẻ, giúp đỡ, thông cảm, xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quẫn, cô đơn.

Câu tục ngữ đã thể hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp đậm đà của nhân dân ta từ xưa đến nay trong xã hội. Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Ngoài câu tục ngữ trên, trong kho tàng ca dao, tục ngữ còn rất nhiều câu tương tự như thế:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người chung một nước thì thương nhau cùng

Hay

Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Các câu trên đều khuyên nhủ ta: Hễ là đồng bào thì nên đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần tương thân tương ái, không nên thờ ơ, ngoảnh nặt, quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác, mà trái lại, phải luôn luôn quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc, che chở người khó khăn, thất thế. Những người giàu có nên thương yêu, giúp đỡ cho những người nghèo khổ, nhất là những khi họ gặp hoạn nạn, tai ương. Những người có địa vị cao trong xã hội nên tạo điểu kiện giúp đỡ quần chúng được sống một đời sống ấm no, hạnh phúc. Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy:

Thấy ai đói rách thì thương

Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn.

Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi được khi mất khi giàu có khi nghèo khổ. Vì thế tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương thân tương ái. Điều đó cho thấy rằng lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm châ't tô't đẹp m mỗi cá nhân cần phải có đê lâ'y đo làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định. Cũng phải nhận ra rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của người khác là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm.

Trong đời sống còn nhiều khó khăn của xã hội ta hiện nay, hơn lúc nào hết lòng nhân ái, tình cảm thương vêu, đùm bọc lẫn nhau, phải được nâng lên thành ý thức tự giác trong mỗi con người chúng ta.

Câu tục ngữ này đã được tiếp nối bao đời trong các thế hệ người Việt khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao cuộc xâm lược dã man, nhân dân vẫn báo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay.

Và một điều quan trọng nữa là "lá lành đùm lá rách" nghĩa là người khỏe mạnh, bình thường phải giúp đỡ người yêu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn kiểu bố thí; mà nhất thiết là phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tinh cảm nhân đạo thực sự. Và người được giúp đỡ cũng không được ỷ lại, hoàn toàn sống nhờ vào tình thuơng xót cùa người khác đè trở nên thụ động, biếng nhác, mà phải biết vươn lên hoàn cảnh.

Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước.

Ngày nay truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng, tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội, hoạt động từ thiện. Đồng thời, hơn ai hết, thanh niên chúng ta cần kiên quyết chống tư tưởng ỷ lại, để cao tinh thần tự lực cánh sinh.

Bình luận (0)
Thiên Chỉ Hạc
1 tháng 7 2018 lúc 10:05

CẢM NHẬN :

Trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc ta có rất nhiều câu ca dao mà ông cha ta nhắc nhở con cháu đời sau về cách sống ở đời, đặc biệt là tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc giúp đỡ nhau. Tiêu biểu trong số đó là câu: "lá lành dùm lá rách". Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh rất bình dị và quen thuộc, những chiếc lá trên cành cây chồng xếp lên nhau, có lá lành và cũng có lá bị rách, đôi lúc ta bắt gặp hình ảnh chiếc lá lành nằm ở trên và che chở cho chiếc lá rách ở phía dưới. Nhưng đó chỉ là hình ảnh tượng trưng. Quan trọng là trong mối quan hệ giữa con người với con người. Ở đây "lá lành" là những người giàu có, có đầy đủ về cả vật chất lẫn tinh thần. "Lá rách" là những người nghèo khó, có cuộc sống thiếu thốn hay số phận kém may mắn. Ông cha ta muốn mượn hình ảnh những chiếc lá trên cành cây hay những chiếc lá lành và lá rách trong chiếc bánh chưng, bánh ú để dạy ta rằng, đã sống ở đời cần phải biết nghĩ đến những người xung quanh, khi ta đã có cuộc sống tốt thì cần giúp đỡ và che chở lẫn nhau, nhất là khi chúng ta cùng mang dòng máu là người Việt Nam. Sự tương trợ lẫn nhau là một tình cảm đẹp và cao cả, là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nhưng không phải chỉ có người Việt Nam mới cần giúp đỡ mà câu tục ngữ còn có ý rộng hơn, nói bao quát là tấm lòng bao dung, nhân ái với cả nhân loại. Câu tục ngữ thực sự là lời dạy bổ ích cho mỗi chúng ta, đó mãi là bài học tuy đơn sơ nhưng lại rất ý nghĩa và cần thiết trong cuộc sống mà mỗi chúng ta phải giữ gìn và phát huy.

Bình luận (0)
Thiên Chỉ Hạc
1 tháng 7 2018 lúc 10:06

Trong cuộc sống khó khăn vất vả, con người cần phải biết thương yêu, đùm bọc, chia sẻ với nhau. Theo nghĩa từng chữ, chúng ta nhận thấy quan niệm sống được ẩn trong câu tục ngữ này. Ở câu tục ngữ này nổi lên sự đối lập của hai hình ảnh lá lành và lá rách, trong đó các từ lành, rách tạo sự liên tưởng tới quần áo và cách đánh giá giàu nghèo của người Việt Nam - nghèo đói hơn nhau cũng chỉ ở tấm áo, manh quần! Vì vậy, trong tiếng Việt lá rách bao giờ cũng được dùng biểu trưng cho sự nghèo khổ và ngược lại.Với câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách", chúng ta nhận thấy một quan niệm giản đơn về cuộc sống giàu nghèo. Nhưng cao hơn thế là cái đạo lý, cái lẽ đời của con người Việt Nam. Ở đâu có cuộc sống đói khổ, ở đâu có hoạn nạn, con người cần có sự thông cảm, tương trợ lẫn nhau, người giàu có giúp kẻ nghèo khó, đừng như "đèn nhà ai nhà nấy rạng", để rồi mặc cho cái cảnh "kẻ ăn không hết, người lần không ra".Đạo lí này xuất phát từ tấm lòng tương thân tương ái của ng VN ta.Đó là một truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam .

Bình luận (0)
Thiên Chỉ Hạc
1 tháng 7 2018 lúc 10:14

Từ ngàn xưa, dân tộc VN vốn có truyền thống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.Lòng yêu thương,tinh thần nhân đạo đó càng ngời sáng là những lúc gặp khó khăn, gian khổ.Truyền thống ấy đã thấm nhuần vào máu thịt của con người và nó được đúc kết lại thành những bài học,những câu tục ngữ...mà ông cha ta thường nhắt nhở:
'Lá lành đùm lá rách'
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta mươn hình ảnh chiếc lá để làm bài học giáo dục cho con người. Câu tục ngữ gợi lên những hình ảnh quen thuộc,gần gũi với những sự việc bình thường trong cuộc sống.
'Lá lành' là chiếc lá còn nguyên vẹn, còn giữ nguyên dáng hình của chiếc lá.'Lá rách 'là chiếc lá bị sâu rầy đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên ko còn nguyên vẹn như lúc trước.Ta thử nhìn lên một thân cây với nhìu cành cây xanh um tươi tốt, nếu nhìn kĩ ta sẽ thấy những chiếc lá lành đan cài , bao trùm che lấp 1 vài chiếc lá sâu rách ở phía sau. Cũng như chiếc bánh chưng,bánh ú được gói bằng nhìêu lớp lá :Bên ngoài là lớp lá tốt, lành lặn, bên trong la những lớp lá nhỏ , xấu xí,ko nguyên vẹn. Chính nhờ nhìu lớp lá, nhất là những chiếc lá tốt bọc bên ngoài nen nhìn vào ta ko thấy dc những chiếc lá xấu ở trong.Nhờ những chiếc lá tốt áy mà chiếc bánh gọn gàng, khéo léo hơn.
Từ hình ảnh trên ta liên tưởng đến con người. Chiếc lá lành tượng trưng cho người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. Còn chiếc lá rách là hình ảnh của người ko may mắn, có cuộc sống thíu thốn...Nếu chiếc lá lành biết đùm bọc che chở cho chiếc lá rach ko may mắn,co cuộc sống thíu thốn thì lễ nào ta là con người mà ko biết giúp đỡ ,yêu thương những kẻ gặp hoạn nạn sao? Là người sống trong xã hội,ai cũng mún có cuộc sống sung sướng đầy dủ nhưng mấy ai dc như ý mún của mình,có người gặp những điều ko may này nối típ những đìu ko may khác.Trước hoàn cảnh đó, cũng là anh em sống trong 1 đất nước ta phải hết lòng giúp đỡ họ.
Sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn sẽ an ủi dc phần nào mất mát đau thương của kẻ gặp khó khăn.Đùm bọc,yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là 1 tình cảm thiêng liêng quí báu, là đạo lí làm người.Sống trên 1 lãnh thổ, nói cùng thứ tiếng, cùng 1 tổ tiên ,1 lịch sử,như vậy là anh em trong 1 nhà.Lá lành hay lá rách cũng là lá, cũng như nghèo hay giàu,sang hay hèn đều là con người,thì ta đối xử với nhau cho ra cái đạo lý làm người.Bởi lẽ đó mà dân tộc ta trải qua biết bao gian nan khổ sở mà vẫn đứng vững,vẫn trường tồn.Những trận thiên tai, lũ lụt giáng xuống các miền đồng bằng Nam bộ cũng như các vùng cao nguyên gây biết bao thiệt hại về tài sản sinh mạng của con người. Thế nhưng nhờ 'Lá lành đùm lá rách','Của ít lòng nhiều' của bà con,của nhân dân đóng góp nên cũng an ủi và giải quyết được phần nào những mất mát đau thương ấy.Tình yêu đồng bào,đồng loại đã làm ấm lại, làm lành lại những nổi đau, những vết thương vì hoàn cảnh.Sự đùm bọc,giúp đỡ lẫn nhau đã tạo nên tình nhân ái trong nhân dân và nó lá truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Lời dạy trên là 1 bài học sâu sắc về đạo lí làm người mà mỗi người chúng ta cần thực hiên tốt.Có được như thế vì mọi người sẽ yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn khó khăn và xã hội sẽ tốt đẹp biết đường nào. Lói nhắc nhở của cha ông sẽ là phương châmcho hành động của mỗi chúng ta khi sống trong cõi đời này

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
tran thi anh duong
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Khánh Huyề...
Xem chi tiết
Phung Lu
Xem chi tiết
Lê Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
Xem chi tiết
Bạch Nhi
Xem chi tiết
songohan6
Xem chi tiết
Bi Ve
Xem chi tiết