Khi con tu hú

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Khánh Chi

Viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 10-12 câu) nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong 4 câu thơ cuối của bài thơ Khi con tu hú. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định (gạch chân)

Vương Nhất Nhất
26 tháng 4 2022 lúc 17:55

Trong khổ cuối bài thơ Khi con tu hú, tác giả đã viết:

"Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những ngày tháng ấy không chật hẹp. Ngược lại, nó tự do, phóng khoáng, thanh bình. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù. Qua đó, ta cảm nhận được rõ ràng tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Câu mình in đậm là câu phủ định nhé!

Lê Phương Mai
26 tháng 4 2022 lúc 17:57

Ở 4 câu thơ cuối của bài thơ "Khi con tu hú" của nhà văn Tố Hữu,  tác giả đã cho chúng ta thấy được tâm trạng trong hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng. Trái ngược với khung cảnh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ thì hoàn cảnh tù đày đã hiện lên sự thống khổ, khao khát tự do mãnh liệt của người tù. Trong 4 câu thơ cuối, tác giả đã sử dụng các động từ "dập.đạp tan, ngột, chết, uất,.." và các từ cảm thán "ôi,làm sao, thôi, cứ" để diễn tả được sự đau khổ, u uất,  ngột ngại của người tù cách mạng hay chính là tác giả. Song song đó, tác giả cũng sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ để ẩn dụ hình ảnh "đập tan phòng" có nghĩa là muốn "phá tan xiềng xích" để giúp cho tác giả có thể tự do. Và khi sử dụng biện pháp tu từ trên tác giả đã thể hiện cho độc giả thấy được niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của mình, chỉ muốn đạp tan phòng giam để trở về với cuộc sống tự do. Nhưng thực tại lại không thể phá tan cái xiềng xích đó - cái xiềng xích khiến tác giả chịu nhiều đau khổ, tra tấn và giày vò. Qua đó, hoàn cảnh tù đày của một người tù cáng mạng khốn đốn, đau khổ như nào đã được tái hiện vô cùng chân thực ở 4 câu thơ cuối.

- Câu phủ định : in đậm


Các câu hỏi tương tự
Duy Tiến
Xem chi tiết
Mai Tùng Lâm
Xem chi tiết
Phạm Bảo Phúc
Xem chi tiết
Dang Manh Truong
Xem chi tiết
Hoài Nguyễn
Xem chi tiết
Nhã Vy
Xem chi tiết
Linh Linh
Xem chi tiết
Hiền Nguyễn
Xem chi tiết
Nam Nguyễn
Xem chi tiết
Chu Ngọc Lan
Xem chi tiết