Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, Bác Hồ là một người rất giản dị, giản dị từ lời nói , văn viết đến giao tiếp với mọi người.Trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày, Bác Hồ giản dị thế nào ta hằng biết và truyền tụng. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; hạt cơm vô ý rơi vãi thì nhặt bỏ vào mâm... Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà Ðông, đi guốc gỗ hay dép cao-su. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Với văn chương Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. "Ngâm thơ ta vốn không ham", ấy là lời Bác nói rõ rằng mình không lấy sáng tác văn chương làm lẽ sống, mặc dầu chúng ta biết Bác rất yêu quý nghệ thuật, quý trọng người làm nghệ thuật. Người là nhà thơ, nhà văn lớn. Bác chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Bác là một vị chủ tịch nhưng nơi Bác sống và làm việc thì khác hoàn toàn với các vị chủ tịch khác. Bạn không sống trong dinh thự mà Bác sống với ngôi nhà lợp mái lá, sống gần gũi với quê nhà để tiện hỏi thăm và hiểu nhân dân hơn.Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác dồn tụ nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống "như trời đất của ta", hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kỳ "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do"
Tôi không tự nhận mình là người có lối sống giản dị bởi mẹ tôi đã đôi lần nhắc nhở vì sự cầu kỳ, trau chuốt cho hình thức bên ngoài của bản thân. Nhưng tôi nghĩ chúng ta, ai cũng có một quan niệm của riêng mình vì mọi điều trong cuộc sống. Với những gì đã tự rút cho bản thân và những bài học học được từ mẹ, tôi muốn thể hiện một vài suy nghĩ của mình về lối sống giản dị.
Từ xưa, giản dị là một nếp sống đáng quý, trân trọng và cần được gìn giữ. Có thể, giờ đây lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng nó vẫn là truyền thống lâu đời của người phương Đông.
Trước hết, giản dị được thể hiện rõ nét trong cách ăn mặc ở hình thức bên ngoài của mỗi người. Đừng cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất đi nét bình dị, đời thường của mình! Chỉ cần có một bộ cánh gọn gàng, sạch đẹp là bạn đã có thể khiến cho mọi người ấn tượng tốt. Tôi biết, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sống xa hoa, lãng phí và không biết trân trọng tiền bạc của bố mẹ để có thể bằng bạn, bằng bè, điện mốt này mốt kia. Tại sao, chúng ta lại phải quá cầu kỳ, chăm chút cho hình thức bên ngoài đến vậy? Nếu bạn diện quần áo quá sành điệu, không đúng chủ đề lại thiếu văn minh, lịch sự thì nó chẳng còn là nét bình dị thân thương mà lại trở thành những kẻ lố bịch, thiếu tôn trọng những người xung quanh.
Bạn là bạn, tôi là tôi, mỗi người đều có một nét đẹp riêng nhưng điểm chung nhất của chúng ta đó là mang nét giản dị vốn có của người Việt Nam. Vậy nên, đừng bao giờ để cho đức tính đẹp đó bị phai mờ. Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương vĩ đại của dân tộc, người không chỉ khiến cho chúng ta nể phục vì tài năng mà còn nể phục, trân trọng hơn nữa vì một lối sống giản dị, văn minh. Liệu trên thế giới này, có một vị lãnh tụ nào vẫn mặc những bộ quần áo ka ki đã sờn vải, bạc màu, vẫn ăn những bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản?
Không chỉ là cách ăn mặc, giản dị còn được thể hiện rất nhiều trong cách ứng xử hằng ngày. Mẹ tôi đã từng dạy rằng, đừng bao giờ anh nói cầu kỳ, qua Mỹ mà hãy diễn tả những lời nói, Ý hiểu của mình bằng ngôn từ dễ hiểu, trong sáng. Đúng như vậy, dù khi lời nói của bạn chị làm cô bình dị nhưng chân thành thì nó sẽ trở thành ánh bình minh trong lòng mọi người bởi nó rất đáng yêu. Nhưng, không phải vì thế mà chúng ta trở nên hồn nhiên và vô tư một cách khiếm nhã, làm mất đi nét thanh lịch của con người. Sự cư xử trang nhã, lễ phép của bạn sẽ khiến cho những người xung quanh càng ngày càng yêu quý. Trong lối sống hằng ngày cũng vậy, chẳng cần cầu kỳ mà bạn vẫn có thể thể hiện rõ được mình là người giản dị, đáng mến, văn minh và lịch sự.
Chắc hẳn, bạn không thể quên được hình ảnh một lão nông chân quê, mộc mạc trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân? Đó là ông Hai – . một nhân vật văn học đã để lại cho chúng ta bao ấn tượng sâu sắc. Tâm hồn ông vốn đã người sáng bị lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn lại càng đẹp hơn nữa bởi vẻ đẹp đôn hậu, thật thà, rất đỗi hồn nhiên giản dị chân quê. Tâm trí tôi vẫn thường mường tượng tới hình ảnh của ông khi ngồi sẵn quần, kể chuyện bên nhà hàng xóm về cách mạng. Nhân vật ông Hai trở nên đáng yêu, đáng nhớ hơn có lẽ cũng chính nhờ vẻ đẹp tâm hồn giản dị của người nông dân Việt Nam…
Đôi khi, ta còn đánh giá sự giản dị của mỗi người qua cách suy nghĩ của họ. Khi bạn đứng trước một vấn đề, đừng vội lúng túng, mất phương hướng mà hãy giữ cho mình sự bình tĩnh. Đơn giản hóa mọi chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy việc giải quyết khó khăn sao quá dễ dàng. Vậy tại sao bạn không chứng tỏ mình là người giản dị qua cách nghĩ?
Mở cánh cửa tâm hồn để suy tư về cuộc sống, tôi nghĩ: giản dị chính là một nét đẹp đáng quý mà mỗi người cần phải gìn giữ và nâng niêu.
Có thể tôi không hề giản dị theo nghĩa đơn thuần trong mắt mọi người, nhưng hôm nay, dù sao tôi cũng đã trở thành người giản dị trong suy nghĩ của riêng mình. Chẳng cần rườm rà, lan man, tôi đang thẳng thắn trình bày ý kiến và tất nhiên, điều không thể tránh khỏi đó chính là sự nghèo nàn, vụng về trong hiểu biết. Nhưng dù sao đó là giản dị theo cách của tôi.