Trong và thực, sáng hai bờ suy tương Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hòa Trích "Đi trên mảnh đất này" Bốn câu thơ trên đã thể hiện phần nào quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc và những đức tính cao đẹp của con người Việt Nam. Qua bao phong ba lịch sử, dân tộc ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt, tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc và tinh thần chiến đấu đến cùng vì độc lập, tự do của Tổ Quốc. Những phẩm chất cao quí ấy là khởi nguồn cho chúng ta tạo nên một nền văn học tuyệt vời. M.Goki đã từng nói: "Văn học là nhân học." Đối tượng trung tâm của văn học là con người. Văn học dân tộc là một thứ máu của Tổ Quốc, bộc lộ tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng. Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học Việt Nam. Dưới hình thức tư duy huyền thoại, các tác phẩm văn học dân gian đã tái hiện lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên hoang dã để xây dựng đất nước và tích lũy, trau dồi kiến thức phong phú về tự nhiên "Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu." Ca dao Trong văn học dân gian, ta có thể bắt gặp những hình ảnh tươi đẹp của thiên nhiên Việt Nam như: núi và sông, đồng lúa và cánh cò, vầng trăng và dòng suối,... được ông cha ta đưa vào trong những câu ca cao, dân ca, làm tăng thêm vẻ sinh động, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương của con người Việt Nam. Cảnh quan các vùng miền khác nhau của đất nước rất đa dạng nên hình ảnh thiên nhiên trong ca dao, dân ca của mỗi vùng miền cũng có những nét đặc sắc riêng biệt: "Khánh Hòa là xứ trầm hương Non cao biển rộng người thương đi về Yến sào mang đậm tình quê Sông sâu đá tạc lời thề nước non." Ca dao Trong văn học trung đại, hình tượng thiên nhiên còn được gắn với lí tưởng, đạo đức, thẩm mĩ của con người. Các hình tượng tùng, cúc trúc mai thường tượng trưng cho nhân cách cao thượng; các đề tài ngư, tiều, canh mục thường thể hiện lí tưởng thanh cao, ẩn dật, không màng danh lợi của nhà nho. “ Trong ghềnh thông mọc như nêm, Tìm nơi bong mát ta lên ta nằm. Trong rừng có bóng trúc râm, Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn . Trích "Côn Sơn Ca"- Nguyễn Trãi Đến với văn học hiện đại, hình tượng thiên nhiên không chỉ tình yêu quê hương, đất nước mà còn thể hiện tình yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa, triết lý nhân sinh. Hương thơm của bông sen, bông bưởi, hình tượng sóng biển, mưa xuân,.. thường gắn liền với những kỉ niệm đẹp đẽ của tình yêu. "Gió không phải roi mà đá núi phải mòn Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím Sóng chẳng đi đến đâu nếu chẳng đưa em đến Vì sóng đã làm anh Nghiêng ngả Vì em... Trích "Thư viết ở biển"- Hữu Thỉnh Ngoài tình yêu thiên nhiên, đề tài yêu nước cũng không kém phần quan trọng, là một nội dung tiêu biểu và mang giá trị rất to lớn. Tình yêu nước trong văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, yêu quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn. "Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thi, có chùa Tam Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em." Ca dao Trong văn học trung đại, tình yêu nước thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc. Trong văn học Cách mạng, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, Nhìn chung, chủ nghĩa yêu nước thể hiện qua tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào tự về truyền thống, lịch sử, văn hóa lâu đời của dân tộc, lòng căm thù giặc và tinh thần chiến đấu đến cùng vì độc lập tự do của Tổ Quốc. Nhiều tác phẩm lớn kết tinh lòng yêu nước từ xưa đến nay như: Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh),... Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ... Trích "Từ ấy"- Tố Hữu Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như đấu tranh chống ngoại xâm, con người Việt Nam thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân. Nhân vật trung tâm trong các sáng tác văn học ra đời trong hoàn cảnh đó thường đề cao ý thức xã hội, trách nhiệm công dân, tinh thần hi sinh "cái tôi" cá nhân, xem thường mọi cám dỗ vật chất, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đạo nghĩa và lí tưởng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Trong những hoàn cảnh bình thường của cuộc sống, con người cá nhân lại được văn học đề cao. Trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế ký XIX, hàng loạt các bài thơ và các câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến được ra đời. "Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
"Bánh trôi nước"- Hồ Xuân Hương Trong giai đoạn 1930-1945, các tác phẩm văn học hướng tới cái tôi cá nhân và quyền tự do trong tình yêu. Sau năm 1986, các tác phẩm trong thời kì này đều viết về con người thế sự, đời tư và nhu cầu tính dục. Tóm lại, trung tâm văn học mỗi giai đoạn nói trên có một giá trị riêng, sức hấp dẫn riêng. Con người Việt Nam trong văn học cũng như trong cuộc sống đều mang những phẩm chất đẹp như: nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha và đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa,...