Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn bảo an

Viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về số phận và vẽ đẹp của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.Giúp mình với các bạn.

Nguyễn Trần Ngọc Duyên
24 tháng 11 2017 lúc 20:04

Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy. Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam.

Mk làm vậy chắc là đoạn văn ngắn rồi tick mk vs nhé!

Nguyễn Cherryran
24 tháng 11 2017 lúc 20:20

Trong xã hội tư tưởng "Trọng nam khinh nữ" đã làm cho thân phận người phụ nữ bị đẩy thấp xuống, bị khinh thường. Và một trong những bài thơ nói về cách cực khổ ấy của Hồ Xuân Hương là bài "Bánh trôi nước":

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Nói đến vẻ đẹp của người phụ nữ trong bài này, ta có thể thấy ngoại hình vừa tắng lại vừa tròn, gợi hình dáng người con gái xinh đẹp, hoàn hảo lại vừa phúc hậu. Còn phẩm chất thì có một tâm hồn trắng trong, trinh bạch, có cả một tấm lòng son sắt, thủy chung. Dẫu phải đương đầu với mọi phong ba bão táp, sóng gió của cuộc đời, dẫu bị xô đẩy, vùi dập, dẫu lệ thuộc vào kẻ khác nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm chất, tấm lòng thủy chung, nhân cách của mình và bản lĩnh. Với vẻ đẹp ấy, lẽ ra họ phải được hưởng một cuộc sống tốt nhưng trong xã hội cũ, họ lại phải chịu thân phận bấp bênh, chìm nổi, phụ thuộc và nhiều cay đắng. Thân phận của họ chẳng khác nào chiếc bánh trôi: lênh đênh, phải chịu cảnh "bảy nổi ba chìm", "rắn nát"-khổ đau, sung sướng phụ thuộc vào "tay kẻ nặn"-vào xã hội phong kiến, vào người đàn ông,...Họ không có tiếng nói của riêng mình, khong có quyền quyết định số phận, cuộc đời mình. Bắng nghệ thuật ẩn dụ, sáng tạo hình ảnh thơ đa nghĩa,...đối lập vẻ đẹp với thân phận. Hồ Xuân Hương đã bộc lộ niềm tự hào, trân trọng, cảm phục vẻ đẹp của người phụ nữ và đồng cảm với thân phận của họ. Đồng thời phê phán, tố cáo xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ...Thật sự đáng trân trọng mà cũng rất thương cảm cho họ!. Chúng ta phải lên án, phê phán với những hành vi của xã hội phong kiến để lấy lại được sự công bằng cho phụ nữ để họ có cuộc sống đấy đủ và tốt đẹp hơn. Còn phụ nữ bây giờ thig đã có được cuộc sống tốt đẹp hơn xuwaneen ta phải có sự đồng cảm với họ.

Em thật sự rất đống cảm với họ. Qua bài thơ trên, em lại thấy thật sự hị khổ cực hơn nữa, em muốn xã hội cũ đó không tốn tại và vẫn như bây giờ.