Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Khánh Linh

viết một đoạn văn ngắn giải thích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây trong đó có một câu rút gọn

HA HAI DUONG
25 tháng 1 2018 lúc 9:40

Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn để lại những câu ca dao, tục ngữ gửi gắm những lời dạy, khuyên răn con cháu nên biết hành xử, biết đối nhân xử thế, những mẹo hay trong trồng trọt, chăn nuôi mà ông cha ta đã tổng kết rút kinh nghiệm. Dù chỉ là những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng nó lại ẩn chứa biết bao nhiêu hàm ý sâu xa. Cũng giống như câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu tục ngữ này chỉ với 6 từ nhưng những điều răn dạy mà ông cha ta đã dạy thì nõ sẽ được lưu truyền mãi mãi với thời gian. Không có tác giả rõ ràng, không biết nó xuất hiện vào thời gian nào, những mỗi chúng ta khi đi học hay ngoài thực tế cuộc sống đều thường xuyên nghe câu tục ngữ này.

Nếu giải thích theo đúng nghĩa đen của câu tục ngữ, thì nôm na có thể hiểu rằng, mỗi loại quả, mỗi loại trái cây khi chúng ta ăn đều có mồ hôi, công sức của những người nông dân, đã một nắng hai sương, đã bán mặt cho đất bán lưng cho trời để tạo ra sản phẩm của ngày hôm nay. Nếu không có họ thì làm sao chúng ta không mất công sức, không chăm chút mà vẫn có quả cho chúng ta ăn. Nhiều người đã nói rằng, họ bỏ tiền ra thì chẳng phải nhớ công những người trồng, nhưng ai trong chúng ta có thể chăm chút, bỏ công sức ra để có thể trồng được những cây đó? Đó mới là vấn đề đáng nói. Những sản phẩm mà chúng ta có được hay nói chính xác hơn là chúng ta có thể lựa chọn trong siêu thị, hàng quán một cách dễ dàng thì đối với người nông dân lại không dễ dàng gì? Bạn đã bao giờ phải đối mặt với mất mùa chưa? Bạn đã bao giờ phải thức đêm, đày ngoài nắng để chăm cây chưa? Vậy, với bất kể những thứ gì bạn có được thì hãy luôn nhớ và biết ơn những người đã trồng chúng

Đó là hiểu theo nghĩa đen, còn đối với nghĩa bóng thì sao? Trong sự phát triển của xã hội hiện đại, thì bất kỳ những gì mà chúng ta đang có đều có những người đã phải bỏ công, bỏ sức ra để ta có được những thành quả như ngày hôm nay. Vậy hãy đừng chỉ biết hưởng thụ mà hãy biết ơn, nhờ tới những người đã hy sinh cho ta. Đó là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, biết bao nhiêu chiến sỹ đã ngã xuống, bao nhiêu người đã nằm lại để ta có một cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Để bạn được sinh ra và lớn lên trong một xã hội hòa bình, những hình ảnh quá khứ dù có tái hiện lại thì trong chúng ta chắc hẳn cũng không thể nào hình dung ra hết được. Chính vì vậy hãy biết ơn và luôn nhớ tới những vị anh hùng, những chiến sỹ đã sẵn sàng hy sinh để mang lại cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta như bây giờ.

Không chỉ là với quốc gia, dân tộc, nó còn là sự biết ơn công ơn dưỡng dục của cha mẹ, ông bà tổ tiên, là chính những người đã sinh ra chúng ta. Bố mẹ sinh ra và nuôi dạy chúng ta lên người. Vì vậy, chúng ta phải luôn biết ơn cha mẹ. Không được làm cho cha mẹ hay ông bà phiền lòng. Luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng để mỗi chúng ta có thể xây dựng một xã hội phát triển lớn mạnh hơn nữa.

Bích Ngọc Huỳnh
25 tháng 1 2018 lúc 12:40

Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn để lại những câu ca dao, tục ngữ gửi gắm những lời dạy, khuyên răn con cháu nên biết hành xử, biết đối nhân xử thế, những mẹo hay trong trồng trọt, chăn nuôi mà ông cha ta đã tổng kết rút kinh nghiệm. Dù chỉ là những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng nó lại ẩn chứa biết bao nhiêu hàm ý sâu xa. Cũng giống như câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Câu tục ngữ này chỉ với 6 từ nhưng những điều răn dạy mà ông cha ta đã dạy thì nõ sẽ được lưu truyền mãi mãi với thời gian. Không có tác giả rõ ràng, không biết nó xuất hiện vào thời gian nào, những mỗi chúng ta khi đi học hay ngoài thực tế cuộc sống đều thường xuyên nghe câu tục ngữ này.

Nếu giải thích theo đúng nghĩa đen của câu tục ngữ, thì nôm na có thể hiểu rằng, mỗi loại quả, mỗi loại trái cây khi chúng ta ăn đều có mồ hôi, công sức của những người nông dân, đã một nắng hai sương, đã bán mặt cho đất bán lưng cho trời để tạo ra sản phẩm của ngày hôm nay. Nếu không có họ thì làm sao chúng ta không mất công sức, không chăm chút mà vẫn có quả cho chúng ta ăn. Nhiều người đã nói rằng, họ bỏ tiền ra thì chẳng phải nhớ công những người trồng, nhưng ai trong chúng ta có thể chăm chút, bỏ công sức ra để có thể trồng được những cây đó? Đó mới là vấn đề đáng nói. Những sản phẩm mà chúng ta có được hay nói chính xác hơn là chúng ta có thể lựa chọn trong siêu thị, hàng quán một cách dễ dàng thì đối với người nông dân lại không dễ dàng gì? Bạn đã bao giờ phải đối mặt với mất mùa chưa? Bạn đã bao giờ phải thức đêm, đày ngoài nắng để chăm cây chưa? Vậy, với bất kể những thứ gì bạn có được thì hãy luôn nhớ và biết ơn những người đã trồng chúng.

Đó là hiểu theo nghĩa đen, còn đối với nghĩa bóng thì sao? Trong sự phát triển của xã hội hiện đại, thì bất kỳ những gì mà chúng ta đang có đều có những người đã phải bỏ công, bỏ sức ra để ta có được những thành quả như ngày hôm nay. Vậy hãy đừng chỉ biết hưởng thụ mà hãy biết ơn, nhờ tới những người đã hy sinh cho ta. Đó là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, biết bao nhiêu chiến sỹ đã ngã xuống, bao nhiêu người đã nằm lại để ta có một cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Để bạn được sinh ra và lớn lên trong một xã hội hòa bình, những hình ảnh quá khứ dù có tái hiện lại thì trong chúng ta chắc hẳn cũng không thể nào hình dung ra hết được. Chính vì vậy hãy biết ơn và luôn nhớ tới những vị anh hùng, những chiến sỹ đã sẵn sàng hy sinh để mang lại cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta như bây giờ.

Không chỉ là với quốc gia, dân tộc, nó còn là sự biết ơn công ơn dưỡng dục của cha mẹ, ông bà tổ tiên, là chính những người đã sinh ra chúng ta. Bố mẹ sinh ra và nuôi dạy chúng ta lên người. Vì vậy, chúng ta phải luôn biết ơn cha mẹ. Không được làm cho cha mẹ hay ông bà phiền lòng. Luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng để mỗi chúng ta có thể xây dựng một xã hội phát triển lớn mạnh hơn nữa.


Các câu hỏi tương tự
nguyễn phương chi
Xem chi tiết
03.Trần Minh Anh
Xem chi tiết
đi lạc người
Xem chi tiết
Miu miu
Xem chi tiết
Ken Nổ
Xem chi tiết
Nỗi Buồn Không Tên
Xem chi tiết
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết
Miu miu
Xem chi tiết