Mk chỉ gợi ý nhé :
- Tâm hồn hạy cảm, mẫn cảm : Ông họa sĩ trong câu chuyện với người thanh niên mặc dù gặp gỡ nhau rất ít, chỉ thoáng nghe người thanh niên kể về công việc của mình, ông cảm nhận ngay được nét đẹo tâm hồn của anh, ông cảm thấy rối bời bởi ông đã bắt gặp điều mà ông vẫn ao ước được biết " Vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người thanh niên".
-Là con người từng trải, hiểu đời , hiểu ngưới sâu sắc.
-Là con người gắn bó với hội họa, có nhiều trăn trở về nghề nghiệp => lòng yêu nghề, say mê với nghề. Dấu ấn nghề nghiệp đã in dấu lên vẻ ngoài của ông.
+ Sắp nghỉ hưu vẫn muốn vẽ tranh. Ông hiểu vẽ là 1 công việc gian nan. Ông cảm thấy ngòi bút của mình dường như bất lực trong việc tái hiện lại vẻ đẹp cuộc sống con người. Chỉ có những người thực sự giỏi mới không tự bằng lòng với mình tự thấy mình phải phấn đấu thêm nhiều nữa.
+ Ông càng xúc động trước những nét đẹp bình dị, đáng quý của anh thanh niên, ông càng khao khát sáng tác. Làm thế nào để phác họa được bức chân dung của chàng trai, làm thế nào để người xem phát hiện được, cảm nhận được nét đẹp của anh như ông đang xúc động, làm thế nào để gửi gắm suy tư của ông vào bức tranh đó.
=> Quả thực ta thấy ông họa sĩ già là 1 con người có tâm hồn nhạy cảm, có nhiều suy nghĩ sâu sắc về nghề nghiệp.
Trên đây là ý kiến của mk về đoạn văn , bạn cho mk xin ý kiến nhé....
Thanhs!
Nhân vật là nòng cốt, là trụ cột của tác phẩm. Thông qua nhân vật, tác giả gửi gắm chủ đề, tư tưởng, tình cảm, thái độ, tấc lòng của mình vào đó. Nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long tuy chỉ là một nhân vật đứng phía sau nhưng tác giả đã đặt điểm nhìn vào nhân vật này, quan sát và gửi gắm những suy nghĩ về cuộc sống, con người và nghệ thuật.
Nhà văn không dùng cách kể từ ngôi thứ nhất, nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh sắc thiên nhiên đến nhân vật chính trong truyện những suy ngẫm và bình luận.
Ngay từ những phút đầu gặp gỡ người thanh niên, bằng sự trải nghiệm của một nghệ sĩ, ông xúc động đến bốì rối vì đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước, khao khát đi tìm: một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác. Với ông, “người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá” bởi những điểu làm cho người ta suy nghĩ về anh, về những điều anh suy nghĩ. “‘Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác”. Ví như, câu chuyện với người thanh niên, ông họa sĩ đã suy nghĩ về nghệ thuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó trước cuộc đời, với con người và mảnh đất Sa Pa. Ngọn bút nào có thể nói hết được sự cống hiến của tuổi trẻ đối với Tổ quỗc. Tổ quốc còn nghèo lại phải đương đầu với chiến tranh liên tiếp xảy ra, nếu không có những người lao động thầm lặng như anh thanh niên, như ông kĩ sư vườn rau, như người cán bộ khí tượng trên đỉnh Phan-xi-păng cao 3142m, người nghiên cứu sét suốt 11 năm làm việc không ngừng nghỉ, lập bản đồ, tìm ra của nổi của chìm dưới lòng đất cho Tổ quốc… Nếu như không có những con người sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, vượt qua chính bản thân để cống hiến thì làm sao đất nước đánh thắng được kẻ thù xâm lược? Những xúc cảm và suy tư của người họa sĩ về anh thanh niên và những điều khác ấy đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng nhiều chiều sâu tư tưởng.
Trước những việc làm, suy nghĩ và đặc biệt là sự khiêm tốn, sự ân cần chu đáo, quý khách của người thanh niên trẻ, ông họa sĩ ngỡ trong lồng ngực của mình như có thêm một quả tim nữa. Ông bỗng trẻ lại, thấy thêm yêu cuộc sống, khao khát sống, khao khát sáng tạo mặc dù đã đến tuổi hưu trí và có lẽ đây là chuyến đi thực tế cuối cùng của ông. Ông rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa – mảnh đất thơ mộng, không khí mát mẻ mà trời đất đã ban tặng cho đất nước, con người Việt Nam, song điều làm ông rung động, bối rối hơn cả là cuộc sống và con người Sa Pa có bao điều mới lạ, chất vàng mươi còn khuất lấp trong mỗi người lao động bình thường mà chưa ai khai thác. Bởi nghĩ đến Sa Pa – vùng đất lặng lẽ ấy, người ta chỉ nghĩ đến nơi điều dưỡng, nghỉ ngơi. Nhưng trong thực tế trên những triền núi cao quanh năm lặng lẽ, rét giá ấy có biết bao con người đang lao động thầm lặng mà không lặng lẽ. Họ nhiệt tâm, nhiệt tình, hết lòng vì công việc, ngày đêm say mê dâng mật ngọt cho đời. Chính vì lẽ đó mà họa sĩ thấy trăn trở về sức mạnh và sự bất lực của ngòi bút với cuộc đời, con người và mảnh đất Sa Pa này.