Hướng dẫn soạn bài Ý nghĩa văn chương

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Giang

Viết một đoạn văn chứng minh văn chương gây cho ta tình cảm ta không có và luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

B.Thị Anh Thơ
8 tháng 3 2019 lúc 21:50

M. Go- rơ- ki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Đến với văn chương, ta được giáo dục để gần hơn với cái nhân trong chính con người mình. Ở đó ta biết đến những tình cảm tốt đẹp, những cảm xúc đưa con người tới hành động tốt đẹp và nhân văn. Bởi như Hoài Thanh đã nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có.”

Văn chương là một loại hình nghệ thuật được biểu hiện bằng ngôn từ. Khi Hoài Thanh nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có” tức là văn chương sẽ khơi dậy ở ta những tình cảm mà trước nay ta không hề có, đó là thứ tình cảm ta nhận được từ sự trải nghiệm cảm xúc của nhân vật, bởi ta chưa từng trải qua cũng chưa từng biết đến và đối với những tình cảm nhân bản mà ta đã có sẵn, văn chương lại càng làm đầy đặn nó thêm, tôi luyện nó trở nên sâu sắc, vững bền và đẹp hơn bao giờ hết. Câu nói này của Hoài Thanh là một câu khẳng định giá trị của văn chương là khơi gợi và nuôi dưỡng những cảm xúc tốt đẹp ở con người.

Đến với căn chương nói chung và văn thơ nói riêng, chúng ta sẽ bắt gặp những cuộc đời, những con người tuy được tạo nên là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng luôn được lấy cảm hứng từ chính những chất liệu bình dị, gần gũi, chân thực nhất của cuộc sống hiện thực. Nhà văn xây dựng tất cả những điều đó đều gửi vào nó những dụng ý nghệ thuật riêng của mình, tất cả đều hướng tới những vấn đề nhân sinh cao cả. Ở đó, con người ta sẽ trải nghiệm những cảm xúc mà bản thân ta chưa bao giờ có và văn chương chính là nơi khơi nguồn, gây nên cảm xúc mới lạ rất đỗi con người ấy. Có lẽ trong chúng ta, chẳng mấy ai đã từng trải qua cảm giác khi gia đình chia cắt, phải xa những người mà ta yêu thương, xa cuộc sống hiện tại, nhưng đọc truyện ngắn: “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, tất cả chúng ta, không trừ một ai đều nhận diện rõ nỗi đau chia lìa giữa hai anh em Thành và Thủy. Chúng ta không chỉ có những giọt nước mắt lăn theo nỗi buồn thương trong buổi chia tay của hai anh em mà còn thấm thía sâu sắc hậu quả của sự chia li gia đình để lại vết cắt tuổi thơ không thể hàn gắn được trong cuộc đời những đứa trẻ. Đó cũng là cách mà chúng ta được khơi gợi lòng cảm thương sâu sắc đối với Dế Choắt, thương cho chú bởi cái tội ngông cuồng của Dế Mèn mà phải chịu cái kết đau đớn. Có lẽ đó là lần đầu tiên trong đời

Không chỉ cho ta những tình cảm mới mẻ mà con làm cho những tình cảm sẵn có trong ta nổi sâu sắc hơn bao giờ hết. Mỗi chúng ta đều mang trong mình lòng yêu nước thương nòi, trong thời chiến tình yêu đó nổi sôi hừng hực phát ra như ngọn lửa thôi thúc bước chân xung trận nhưng ở thời bình, dòng máu nóng ấy luôn chảy trong huyết quản mỗi chúng ta để mỗi khi nghe những câu ca dao ngợi ca về vẻ đẹp quê hương đất nước lòng chúng ta lại ngập tràn niềm tự hào:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Cho dù trong mỗi trái tim chúng ta luôn có một tình cảm nồng nàn với tổ quốc, quê hương nhưng những câu ca dao đi vào lòng người như vậy làm cho tình yêu nước thường trực trong mỗi người như ngày một đạm đà, rõ nét hơn bao giờ hết.
Rồi mỗi khi ta nghe những câu thơ ngọt ngào về tình mẹ cha thì tình yêu thương, lòng biết ơn cha mẹ luôn có trong mỗi chúng ta đột ngột trào dâng dữ dội:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước tròng nguồn chảy ra.

Hay:

Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.

Tình cảm yêu thương dành cho cha mẹ thì chúng ta ai cũng luôn có trong tim, không ai không vô vàn biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ nhưng văn chương đã mài sác hơn ý niệm đẹp đẽ ấy để mỗi khi ta nghe những câu như vậy, lòng ta lại dưng dưng xúc động, ta lại càng thấm thía hơn công lao cũng như sự hi sinh vô bờ của cha mẹ dành cho ta.

Tình cảm chính là những cốt lõi để tạo nên những suy nghĩ và hành động đúng đắn. Tình cảm càng nhân văn sẽ tạo ra những con người nhân văn. Văn chương chính là cái nôi nuôi lớn những hạt mần cảm xúc tốt đẹp ở con người và là thứ khí giới đắc lực của nhà văn để tạo nên những giá trị nhân văn cao ca, để người gần người hơn.

BÀI VĂN 2 CHỨNG MINH VĂN CHƯƠNG GÂY CHO TA NHỮNG TÌNH CẢM TA CHƯA CÓ, LUYỆN CHO TA NHỮNG TÌNH CẢM TA SẴN CÓ
Văn học là tiếng nói thăm sâu nhất của tâm hồn con người, ra đi từ tấm lòng mãnh liệt của người nghệ sĩ kết tinh trên trang giấy những dòng chữ cuộn trào cảm xúc. Chính những tình cảm, tư tưởng ấy của nhà văn sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Nói bằng tình cảm, văn chương tác động đến cn người qua con đường của trái tim, và vì thế văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chwua có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.

Những câu thơ, ca dao, những câu hò điệu hát về vẻ đẹp của quê hương:

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay alr rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.

Chẳng phải là qua nhưng câu thơ ấy mà ta thấy quê hương ta thật đẹp, cũng thật giản dị, mà chân tình đó ư. Nó làm ta thêm yêu xứ sở, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình và yêu cả những tên đất tên làng dù vô danh trên khắp mọi miền tổ quốc này. Từ ngàn đời nay vẻ đẹp của những câu dân ca thấm trong lòng người xưa muốn răn dạy con cháu về những đạo lí truyền thống của dân tộc, về những triết lí nhân sinh cần khắc cốt ghi tâm có bao giờ cũ đâu, vẫn cứ còn nguyên vẹn, vẫn cứ làm ta thêm bồi hồi và nhức nhối, để ta càng yêu những giá trị đẹp đẽ ấy, yêu những con người vĩ đại đã sinh ra và nuôi nấng ta nên người:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Hay như:

“Ngó lên nạt luộc mái nhà
Bao nhiêu lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

Chính văn chương đã khơi thông và làm cho mạch nguồn truyền thống tình cảm của con người, của dân tộc, của cá nhân cứ chảy mãi không dừng, mà ngày càng bồi đắp trở nên mãnh liệt, tha thiết hơn bao giờ hết.

Nhưng đâu chỉ có vậy, từ những câu chuyện tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Cây Khế dân gian còn gửi gắm đến cho con cháu đời sau thông điệp về sự khát vọng, ước mơ một lẽ sống tươi đẹp công bằng ở đời, đó là yêu cái thiện, cái thiện chiến thắng cái ác, bỏ đi cái tầm thường, ích kỉ, toan tính cá nhân. Từ những bài học giản dị mà chân thành ấy, ta lớn lên, ta trưởng thành, ta thêm hiểu mình, hiểu đời hơn. Đó chẳng phải nhờ văn chương đấy ư.

Văn chương là tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất của tình cảm. là tiếng rú gọi con người không sa xuống thành con vật, không trở thành ông thánh vô bổ vô duyên, ngày càng biết yêu nhiều hơn, cô cạn hận thù.

Đạt Trần
8 tháng 3 2019 lúc 21:55

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn.
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?

Thảo Phương
9 tháng 3 2019 lúc 14:39

Gợi ý

Văn chương nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm con người. Mục đích của văn chương là giúp con ngưởi tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin vào bản thân và có khát vọng hướng tới chân lí, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
- văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Văn chương giúp cho ta tiếp thu được những tình cảm cao đẹp, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để chúng ta làm giàu thêm cho tâm hồn
+ Dẫn chứng:
*) Đọc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (sgk 6), chúng ta có thể hiểu được người da đỏ yêu rừng núi quê hương mình, và những cánh rừng vó ý nghĩa thiệng liêng như thế nào đối với học... Để từ đó, ta thêm yêu quý họ và càng yêu quý đất nước mình hơn... (có gì bạn nêu thêm d/chứng)
*) Đọc Cuộc chia tay của những con búp bê chúng ta sẽ hiểu được nỗi đau của những đứa trẻ có bố mẹ lo hôn, để rồi ta biết thông cảm, chia sẻ nhau với những mảnh đời như thế....
- Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: Giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, suy nghĩ lại mình, ý thức hơn về những tình cảm mà mình đã có để cho những tình cảm ấy trở nên sâu sắc hơn, cao đẹp hơn...

Nguyễn Ngô Minh Trí
9 tháng 3 2019 lúc 15:53

Hoài Thành là nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Ông có tác phẩm nổi tiếng thi nhân Việt Nam đã chắp cánh cho thơ ca ngày càng phát triển. Trong đó có bài " Ý nghĩa văn chương" đã khẳng định ý nghĩa và công dụng của văn chương qua nhận định.

" Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có".

Ý kiến của Hoài Thanh đã khẳng định vai trò to lớn của văn chương trong cuộc sống con người. Văn chương bồi đắp tư tưởng tình cảm tâm hồn cho ta khiến đời sống tinh thần của ta mỗi ngày một phong phú để ta sống chân thành nhân ái vị tha hơn cuộc sống mỗi người một thêm tốt đẹp.

Xứ mệnh cao cả trước hết của văn chương là gây cho ta những tình cảm ta chưa có. Đó là những tình cảm trước khi đọc văn chương dựa nảy sinh trong lòng ta. Đến với văn chương ta tiếp nhận thêm những tư tưởng tình cảm tốt đẹp.

Từ khi ta mới sinh ra, còn nhỏ ta chưa biết Bác Hồ, chưa một lần gặp bác. Nhưng khi biết đọc tác phẩm văn chương ta thấy bác muôn vàn kính yêu. Người đã hi sinh cả đời cho dân cho nước. Minh Huệ đã viết về một đêm trong vô vàn đêm không ngủ của người:

" Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh".

Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa bài thơ lên tầm khái quát lớn đúc rút một chân lí giản đơn đời thường: Bác không ngủ vì lo cho dân cho nước như một lẽ thường tình. Bởi người " Nâng niu tất cả chỉ quên mình" (Tố Hữu).

Không chỉ vậy văn chương còn gợi trong ta lòng vị tha trắc ẩn thương cho những kiếp người cực khổ đọc ca dao than thân ngược dòng thời gian ta trở về với xã hội phong kiến nhiều bất công áp bức. Kiếp người nông dân thật nhỏ nhoi. Họ chỉ là phận con ong cái kiến bị bòn rút, bị can khuất khổ đau".

" Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay học lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu biết ngày nào nghe.Mgid

Hay đọc chuyện " Cuộc chia tay của những con búp bê" mấy ai cầm nổi nước mắt trước cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy họ thương yêu nhau mà phải chia cắt bởi gia đình tan vỡ. Văn Chương đã giúp ta nhận thức được trách nhiệm phải xây dựng gia đình hạnh phúc, tốt đẹp.

Và Văn Chương gợi trong ta khao khát khám phá những miền đất lạ ta thấy cảnh đẹp ở những phương trời xa thật hấp dẫn:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc nhu tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô…”

Cảnh đẹp như một bức tranh hữu tình nên thơ mới gọi xa hơn nữa ta còn đến thác Núi Lư của Trung Quốc qua thơ Lí Bạch, mảnh đất vùng An-dát của A. Đô-đê trong buổi học cuối cùng trên đất Pháp,…

Bên cạnh việc gây cho ta những tình cảm ta chưa có thì Văn Chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

Đó là những tình cảm mang tính nhân bản luôn tiềm thức trong ta. Văn Chương đã khơi dậy làm cho tình cảm ấy càng thêm giàu có hơn, Ai cũng yêu kính ông bà, cha mẹ anh chị em. Đọc Văn Chương ta càng xúc động " Mẹ có thể đánh đổi một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn" (A-ni-xi). Công cha nghĩa mẹ sánh ngang tầm vóc vũ trụ đạo làm con phải hiểu nghĩa mới tròn bổn phận:

"Công cha như núi Thái Sơn…
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi".

Từ khi ta sinh ra ai cũng gắn bó thân thiết với mảnh đất quê hương. Mỗi ngõ xóm hàng cây ven đường đều trở nên quen thuộc, Văn Chương đã bồi đắp tình cảm yêu quê hương ngày càng tha thiết:
" Quê hương là chùm khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày". ( Đỗ Trung Quân).

Tình bạn cũng vậy. Mỗi người từ tấm bé đều có bạn để chia sẻ vui buồn. Thế mà khi đọc bài " Bạn đến chơi nhà" (Nguyễn Khuyến) ta càng nhận thấy tình bạn chân thành quí giá biết bao:

" Đầu trà tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta".

Kể sao cho hết công dụng của Văn Chương bằng cách tự nhiên nhất. Văn Chương đã bồi đắp nhiều tình cảm đẹp trong ta.

Tóm lại ý kiến của Hoài Thanh thật chính xác " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Song không phải tác phẩm văn chương nào cũng tốt, có loại sách độc hại ta phải biết lựa chọn tác phẩm hay để đọc bồi dưỡng tình cảm cho ta.

Nguyễn Ngô Minh Trí
9 tháng 3 2019 lúc 15:55

Hoài Thành là nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Ông có tác phẩm nổi tiếng thi nhân Việt Nam đã chắp cánh cho thơ ca ngày càng phát triển. Trong đó có bài " Ý nghĩa văn chương" đã khẳng định ý nghĩa và công dụng của văn chương qua nhận định.

" Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có".

Ý kiến của Hoài Thanh đã khẳng định vai trò to lớn của văn chương trong cuộc sống con người. Văn chương bồi đắp tư tưởng tình cảm tâm hồn cho ta khiến đời sống tinh thần của ta mỗi ngày một phong phú để ta sống chân thành nhân ái vị tha hơn cuộc sống mỗi người một thêm tốt đẹp.

Xứ mệnh cao cả trước hết của văn chương là gây cho ta những tình cảm ta chưa có. Đó là những tình cảm trước khi đọc văn chương dựa nảy sinh trong lòng ta. Đến với văn chương ta tiếp nhận thêm những tư tưởng tình cảm tốt đẹp.

Từ khi ta mới sinh ra, còn nhỏ ta chưa biết Bác Hồ, chưa một lần gặp bác. Nhưng khi biết đọc tác phẩm văn chương ta thấy bác muôn vàn kính yêu. Người đã hi sinh cả đời cho dân cho nước. Minh Huệ đã viết về một đêm trong vô vàn đêm không ngủ của người:

" Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh".

Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa bài thơ lên tầm khái quát lớn đúc rút một chân lí giản đơn đời thường: Bác không ngủ vì lo cho dân cho nước như một lẽ thường tình. Bởi người " Nâng niu tất cả chỉ quên mình" (Tố Hữu).

Không chỉ vậy văn chương còn gợi trong ta lòng vị tha trắc ẩn thương cho những kiếp người cực khổ đọc ca dao than thân ngược dòng thời gian ta trở về với xã hội phong kiến nhiều bất công áp bức. Kiếp người nông dân thật nhỏ nhoi. Họ chỉ là phận con ong cái kiến bị bòn rút, bị can khuất khổ đau".

" Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay học lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu biết ngày nào nghe.

Hay đọc chuyện " Cuộc chia tay của những con búp bê" mấy ai cầm nổi nước mắt trước cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy họ thương yêu nhau mà phải chia cắt bởi gia đình tan vỡ. Văn Chương đã giúp ta nhận thức được trách nhiệm phải xây dựng gia đình hạnh phúc, tốt đẹp.

Và Văn Chương gợi trong ta khao khát khám phá những miền đất lạ ta thấy cảnh đẹp ở những phương trời xa thật hấp dẫn:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc nhu tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô…”

Cảnh đẹp như một bức tranh hữu tình nên thơ mới gọi xa hơn nữa ta còn đến thác Núi Lư của Trung Quốc qua thơ Lí Bạch, mảnh đất vùng An-dát của A. Đô-đê trong buổi học cuối cùng trên đất Pháp,…

Bên cạnh việc gây cho ta những tình cảm ta chưa có thì Văn Chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

Đó là những tình cảm mang tính nhân bản luôn tiềm thức trong ta. Văn Chương đã khơi dậy làm cho tình cảm ấy càng thêm giàu có hơn, Ai cũng yêu kính ông bà, cha mẹ anh chị em. Đọc Văn Chương ta càng xúc động " Mẹ có thể đánh đổi một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn" (A-ni-xi). Công cha nghĩa mẹ sánh ngang tầm vóc vũ trụ đạo làm con phải hiểu nghĩa mới tròn bổn phận:

"Công cha như núi Thái Sơn…
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi".

Từ khi ta sinh ra ai cũng gắn bó thân thiết với mảnh đất quê hương. Mỗi ngõ xóm hàng cây ven đường đều trở nên quen thuộc, Văn Chương đã bồi đắp tình cảm yêu quê hương ngày càng tha thiết:
" Quê hương là chùm khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày". ( Đỗ Trung Quân).

Tình bạn cũng vậy. Mỗi người từ tấm bé đều có bạn để chia sẻ vui buồn. Thế mà khi đọc bài " Bạn đến chơi nhà" (Nguyễn Khuyến) ta càng nhận thấy tình bạn chân thành quí giá biết bao:

" Đầu trà tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta".

Kể sao cho hết công dụng của Văn Chương bằng cách tự nhiên nhất. Văn Chương đã bồi đắp nhiều tình cảm đẹp trong ta.

Tóm lại ý kiến của Hoài Thanh thật chính xác " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Song không phải tác phẩm văn chương nào cũng tốt, có loại sách độc hại ta phải biết lựa chọn tác phẩm hay để đọc bồi dưỡng tình cảm cho ta.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Giang
Xem chi tiết
Đặng Minh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
mai ngoc nguyen thao
Xem chi tiết
Minh Tâm Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Lan
Xem chi tiết
Ta Kan Rin
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Minh Khoa
Xem chi tiết
Đỗ Gia Hưng
Xem chi tiết