Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác không chỉ là một danh y nổi tiếng, mà còn là tác giả của nhiều tác phẩm văn học có giá trị thời trung đại. Lê Hữu Trác để lại cho đời một sự nghiệp y học đồ sộ nổi bật hơn là bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh”, tác phẩm của ông không chỉ có giá trị y học mà còn mang giá trị văn học sâu sắc. Đoạn trích “Vào Phủ Chúa Trịnh”, trích “Thượng kinh ký sự” của ông không chỉ kể về cuộc sống xa hoa, uy quyền trong Phủ chúa Trịnh, mà còn thể hiện rõ nét tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài hoa, đức độ này.
Đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh”, được rút ra từ “Thượng kinh ký sự” của Lê Hữu Trác tác phẩm kể về cuộc sống xa hoa trong Phủ Chúa Trịnh, cũng như uy quyền thế lực của nhà chúa, những điều mắt thấy tai nghe khi được Chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh. Tác giả viết trong bối cảnh các vị quan thanh liêm đều tìm cách về ở ẩn, để giữ được cốt cách thanh cao của mình, chính những người tài tài giỏi, những vị nho sĩ thì thường ghét vòng danh lợi, nên họ chỉ muốn giúp vua một thời gian rồi về quê giúp nhân dân. Lê Hữu Trác cũng vậy, ông là một người người làm quan, biếng danh lợi, về ở ẩn, ông không những là một thầy thuốc giỏi mà còn là một nhà văn xuất sắc. Trong tác phẩm “Vào phủ Chúa Trịnh” này tác giả đã phê phán những thói ăn chơi sa đọa của bậc vua chúa.
Đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh” ghi lại thời điểm sau khi Lê Hữu Trác vào kinh, ông được mời vào phủ chúa Trịnh để xem bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Đây là lần đầu tiên ông bước vào trốn thâm nghiêm này, qua đây tác giả có cơ hội chiêm ngưỡng và chứng kiến sự giàu có, xa hoa, cũng như cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa. Trước hết là quang cảnh nơi phủ Chúa. Con đường vào Phủ Chúa được bao trùm bởi không gian, “cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”, muốn vào phủ chúa phải đi qua nhiều lần cửa, bên trong phủ Chúa biếm hậu Mã Quân túc trực, có kiến trúc cầu kỳ, xinh đẹp. Đại đường”, “gác tía”, “quyển bồng” với kiệu son, võng nghi lộng lẫy, tất cả mọi thứ đều được mạ vàng, từ những chiếc cột, mâm bát, chén cũng được dát vàng, đồ ăn toàn là của ngon, vật lạ, sự sang trọng mà hiện diện trong phủ Chúa được tác giả miêu tả, nhận xét là những đồ đạc dân gian chưa từng thấy. Khi tác giả bước chân đến Nội Cung của thế tử, thì phải qua 5, 6 lần trướng gấm. Căn phòng của thế tủ rất rộng, được trang trí sang trọng, trướng gấm, những sập cũng son sơn thếp vàng, ghế rồng, hương hoa bay ngào ngạt, nệm gấm. Qua đây ta thấy quang cảnh phủ chúa là nơi xa hoa, tráng lệ cực điểm, không đâu sánh bằng. Không chỉ có quang cảnh ở đây lộ vẻ xa hoa, mà cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa cũng rất nghiêm ngặt và Phủ Chúa phải có thẻ, có thánhg chỉ mới được vào. Guồng máy phục vụ thì đông đảo, tấp nập, người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi, vệ sĩ canh giữ ở cung, quan truyển chỉ, các danh y của 6 cung, hai viện, các phi tần trầu trực xung quanh thánh thượng những người hầu và cung nhân đứng xúm xit quanh Thế Tử, lời nói trong xưng hô vô cùng lễ phép và kính cẩn, chúa Trịnh sâm được tôn vinh là thánh,” thánh thượng đang ngự ở đấy”, còn trịnh cán được tôn vinh là thế tử, “hầu mạch đông cung cho thế tử”. Quá trình khám bệnh cho thế tử diễn ra rất nhanh, rất gấp và phải tuân theo một loạt cácphép tắc, khi xem bệnh xong không được trao đổi với chúa mà phải viết giấy khai đưa lên, muốn khám bệnh cho thế tử phải quỳ lạy bốn lạy mới được khám, qua cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa cho thấy quyền uy tột bậc, cũng như sự lộng quyền của nhà chúa.
Những quan điểm của tác giả cũng được bộc bạch rất giõ qua cách miêu tả quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa, khi bước chân vào phủ chúa tác giả bày tỏ thái độ phê phán, mỉa mai. Lê Hữu Trác đã gián tiếp thể hiện điều đó qua việc tái hiện lại bức tranh phủ chúa, không những thế tác giả còn có những lời nhận xét, bình luận rất thẳng thắn, bước chân tới đây mới thấy cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường “tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”, tác giả còn là một bài thơ để ca ngợi vẻ đẹp nơi phủ chúa khi khám bệnh cho thế tử, thái độ phê phán mỉa mai của tác giả được thể hiện qua việc tái hiện lại không khi khám chữa bệnh, các danh y của 6, cung hai viện thay phiên nhau khám chữa bệnh cho thế tử nhưng không hiệu quả. Ông phê phán những thầy thuốc hoặc là thiếu năng lực hoặc là thiếu bản lĩnh, Lê Hữu Trác phê phán cuộc sống thừa thãi về vật chất, nhưng lại thiếu khi trời sau khi bắt bệnh cho thế tử xong Lê Hữu Trác tin vào khả năng chữa bệnh của mình, nhưng ông bị đặt vào tình huống khó xử, đối với ông thì không có gì quý bằng cuộc sống tự do nơi non xanh nước biếc chốn quê nhà được đem hết tài hoa, nhiệt huyết cống hiến cho y thuật và cứu nhân độ thế. Nếu như ông chữa khỏi bệnh ngay sẽ bị danh lợi ràng buộc, dẫu sống trong phủ quý, giàu sang tột bậc rốt cuộc cũng chỉ là “cá chậu, chim lồng”, mà thôi Lê Hữu Trác không thể tiếp tục cuộc sống tự do, tự tại mà ông yêu thích nữa. Nhưng nếu như không chữa thì không đúng với lương tâm của một danh y. Cuối cùng thì Lê Hữu Trác đã quyết định gạt bỏ sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm của một lương y, y đức trách, nhiệm nghề nghiệp, lương tâm và tấm lòng của ông đối với cha ông cũng như phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã chiến thắng sở thích cá nhân. Qua những đặc điểm đã toát lên vẻ đẹp con người Lê Hữu Trác là một người thầy thuốc có y thuật cao, có ý thức lớn, là người có cốt cách thanh cao, coi thường danh lợi và là một nhà văn tài hoa.
Đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh”, đã vẽ lên bức tranh sinh động đầy tính hiện thực về cuộc sống xa hoa, uy quyền của Chúa Trịnh. Đồng thời giúp ta nhận thấy được nhân cách cao thượng trong con người của danh y Lê Hữu Trác và thêm kính trọng người thầy thuốc, nhà ký sự tài ba Hải Thượng Lãn Ông