Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngô Anh Dũng

Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu, nói về các chủ đề sau:

1. Hình ảnh người bà trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh

2. Cảm nhận của em về chủ tịch Hồ Chí Minh trong hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng"

3. Kỉ niệm của tuổi thơ trong lòng người lính trong bài thơ "Tiếng gà trưa"

4. Cảm nhận về tình bạn trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến"

5. Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước trong các bài thơ đã học của Bác

Mọi người giúp mình nhé!!!!! Ngày mai mình thi rồi khocroi khocroi khocroi ( Đừng Copy Nhé )

Bùi Thị Phương Trâm
12 tháng 12 2016 lúc 20:11

Tiếng gà trưa là một bài thơ hay của nhà thơ Xuân Quỳnh bài thơ ko chỉ hiện lên hình ảnh của người cháu rất yêu quê hương yêu mà còn hiên lên hình ảnh của người bà rất tần tảo hiền hậu .Hình ảnh của người bà hiện lên đầu tiên trong tâm trí của anh chiến sĩ là một người bà rất yêu thương cháu điều đó thể hiện rõ ở lời bà mắng " gà đẻ...lang mặt " .không những thế người bà còn tần tảo chắt chiu chăm lo cho cháu " tay bà ....bà lo đàn ga toi". Còn gì hơn khi có đc một người bà như thế một người bà hết mực yêu thương hết mực chăm lo cho con cháu ,một người bà luôn dành trọn tình thương để lo cho cháu .

Đạt Trần
23 tháng 8 2017 lúc 6:09

1:"Bà" - Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm.... Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Đạt Trần
23 tháng 8 2017 lúc 6:10

2:

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

Đạt Trần
23 tháng 8 2017 lúc 6:12

3:Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta thường nghĩ tới những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng của một trái tim phụ nữ đa cảm. Không da diết, khắc khoải như những sáng tác về tình yêu, trong giây phút hướng về tình cảm gia đình gần gũi, như tình mẹ con, tình bà cháu,… tiếng thơ Xuân Quỳnh thường cất lên với giọng trong trẻo nhưng vẫn thể hiện nét đẹp tâm hồn của một phụ nữ giàu yêu thương. Tiếng gà trưa là một bài thơ như vậy.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.
Có giọng bà vang vọng:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.
Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Từ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức và trở thành một phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó chính là một động lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. Khổ cuối, mạch cảm xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu sắc ấy:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.

Đạt Trần
23 tháng 8 2017 lúc 6:13

4:Bạn đến chơi nhà là văn bản thể hiện 1 tình bạn đẹp, thắm thiết, trong sáng, thủy chung và cao đẹp rất đáng yêu đáng kính được thể hiện qua những câu thơ mộc mạc, giản dị, đậm tình.

Khi bạn đến chơi nhà cái gì cũng "không có" cho thấy được sự hóm hỉnh pha chút tự hào vui vui để bày tỏ cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của 1 nhà nho lui về ở ẩn giữa xóm làng quê hương. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao, cỗ đầy hay cao lương mỹ vị má chỉ cần có 1 tấm lòng chân thành là đủ.

Đạt Trần
23 tháng 8 2017 lúc 6:14

Tách mình ra khỏi tự nhiên nguyên khởi là một nỗ lực và là bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của loài người, kể từ khi con người biết chế tác ra công cụ lao động và sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp rất hữu hiệu. Điều này đã được F. Engel nói rất rõ trong tác phẩm nổi tiếng: Biện chứng của tự nhiên. Thế nhưng, chủ động hoà đồng trở lại với tự nhiên như một phẩm chất mang tính nhân văn sâu sắc lại chỉ có ở một số người với tư cách là nhà sáng lập ra các học thuyết tư tưởng, các nghệ sỹ lớn mà tác phẩm của họ có ảnh hưởng sâu rộng đến tiến trình phát triển của nhân loại. Trong tư tưởng và tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh dường như có cả hai phẩm chất đó: Nhà tư tưởng và nhà nghệ sỹ.

Có thể nói thiên nhiên và mùa xuân đất nước dưới mắt Bác Hồ rất sống động, phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là đối tượng để khai thác, miêu tả, là tác nhân nâng đà cho xúc cảm thẩm mỹ bay cao và vươn xa đối với quá trình sáng tạo thi ca, hơn thế nữa, nó còn tạo nên những giá trị thẩm mỹ tự nhiên cho tác phẩm nghệ thuật, tạo nên cốt cách của một thi sỹ- nhà hiền triết phương Đông Hồ Chí Minh rất độc đáo. Chính vì thế, thiên nhiên và mùa xuân đất nước trong tình cảm của Bác không còn là Cái Tự nhiên tự nó mà đã trở thành Cái Tự nhiên cho ta (ý của Hegel).

Ngay từ những ngày ở trong lao tù của Tưởng Giới Thạch, thiên nhiên đã ùa vào tình cảm của Bác hay là chính Người đã tìm đến với thiên nhiên. Có lẽ là cả hai:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trăng)

Hay là:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng.

(Chiều tối)

Hoặc:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi

Lòng sông gương sáng, bụi không mờ

Bồi hồi dạo bước Tây phong lĩnh

Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa

(Mới ra tù tập leo núi)

Trở về nước sau một thời gian bôn ba ở hải ngoại, hình bóng quê hương, đất nước thân yêu như càng trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết đối với Bác. Người đã ôm hôn nắm đất quê hương khi mới đặt chân lên mảnh đất Cao Bằng, nơi địa dầu của Tổ quốc. Và trong thời gian lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng xúc cảm về thiên nhiên và mùa xuân đất nước vẫn không hề vơi cạn trong tâm tưởng của Người:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

(Rằm tháng giêng)

Không chỉ rung động trước vẻ đẹp của mùa Xuân. Mùa Xuân còn như là một nguyên cớ, tạo nguồn cảm hứng để Người bày tỏ cái nhìn lạc quan, biện chứng về xu thế vận động, phát triển của lịch sử, của dân tộc. Bài thơ Tự khuyên mình là một minh chứng sinh động cho điều ấy:

Ví không có cảnh đông tàn,

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân;

Nghĩ mình trong bước gian truân,

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

Năm 1945, Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chuyển lên chiến khu Việt Bắc đã họp lần đầu trong một cái miếu trên đường đi giữa hai huyện miền núi. Sau cuộc họp có một bữa cơm thân mật với thịt lợn rừng vừa săn được và ngô nướng, rượu ngọt, chè tươi. Giữa chốn rừng xa lạ đầy gian khổ, thiếu thốn, để động viên tinh thần lạc quan của mọi người, Bác đã làm tặng bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc:

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

Khách đến thì mời ngô nếp nướng

Săn về thường chén thịt rừng quay

Non xanh nước biếc tha hồ

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say

Kháng chiến thành công ta trở lại

Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

Trong những ngày kháng chiến gian khổ, người lính phải đối mặt với kẻ thù, nên cũng là người Bác dành nhiều tình cảm và sự quân tâm hơn đối với họ. Trong bài Nghĩ về chiến sĩ, Người viết:

Áo rét gửi mau cho chiến sĩ

Trời loe, nắng ấm báo Xuân sang.

Còn đối với bà con nông dân, người trực tiếp làm ra lúa gạo, nuôi sống con người, nên Bác luôn suy tư trăn trở về mùa vụ được, mất, chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân:

Nghe nói Xuân nay trời đại hạn

Mười phần thu hoạch chỉ vài phân.

Với Bác, sự lạc quan trong cuộc sống là điều hết sức cần thiết và góp phần làm cho người ta có thể vượt qua những khó khăn gian khổ nhất thời. Chính vì thế kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60, Bác viết:

Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán

So với ông Bành vẫn thiếu niên.

Những vần thơ xuân chúc Tết của Bác

Mùa Xuân năm 1946 là mùa Xuân đầu tiên của nền Dân chủ Cộng hòa vô cùng non trẻ của đất nước và Tết này cũng thực sự là Tết độc lập, tự do:

Tết này mới thực Tết dân ta

Mấy chữ chào mừng báo Quốc gia

Độc lập đầy vơi ba chén rượu

Tự do vàng đỏ một rừng hoa

Mọi nhà vui đón Xuân Dân chủ

Cả nước hoan nghênh Phúc Cộng hòa

(Thơ chúc Tết năm 1946)

Và từ đấy gần như Tết cổ truyền năm nào Bác cũng có thơ Xuân mừng đất nước, mừng đồng bào. Qua đấy Người nhắn nhủ toàn dân hãy cố gắng thi đua vì mùa Xuân muôn đời của đất nước

Kháng chiến lại thêm một năm mới

Thi đua yêu nước thêm tiến tới

Động viên lực lượng và tinh thần

Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi.

(Xuân 1949)

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cục diện trên chiến trường càng về sau càng trở nên cam go và quyết liệt hơn. Với cương vị là người đứng đầu nhà nước, Bác bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác vẫn không quên làm thơ như một món quà xuân vừa để chúc Tết đồng bào chiến sĩ cả nước, vừa để kêu gọi toàn dân tham gia kháng chiến. Cũng vì thế mà những vần thơ Xuân của Bác thời kỳ này luôn gắn liền với nhiệm vụ chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Sự thành công của sự nghiệp cách mạng, đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi Việt Nam ta luôn là những suy tư thường trực, là mục tiêu cao cả mà Bác luôn hướng tới. Theo Bác, mùa xuân đích thực, mùa xuân vĩnh hằng ấy là khi đất nước ta có độc lập, nhân dân được sống tự do trong hòa bình, ấm no hạnh phúc. Cũng vì thế những vần thơ Xuân của Bác luôn ấm áp tình người, chan chứ tình thương bao la của một Người Cha, người Bác, người Anh, được gửi đến toàn thể đồng bào, đồng chí.

Xuân này kháng chiến đã năm xuân,

Nhiều xuân kháng chiến càng gần thành công.

Toàn dân ta quyết một lòng,

Thi đua chuẩn bị tổng phản công kịp thời.

(Thơ chúc tết 1951)

Trong năm 1951, cục diện trên chiến trường giữa quân đội ta và quân Pháp xâm lược đã có nhiều thay đổi, có lợi cho ra, nhất là sau Chiến dịch Hoà Bình từ ngày 10/12/1951 đến ngày 25/2/1952, là chiến dịch tiến công của Quân đội ta tại khu vực thị xã Hoà Bình - Sông Đà - Đường số 6 (cách Hà Nội khoảng 40- 60 km về phía tây) nhằm tiêu hao sinh lực địch, đánh bại kế hoạch chiếm đóng Hoà Bình của Pháp, phá phòng tuyến Sông Đà và tạo điều kiện phát triển chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ. Trước tình hình ấy, thơ chúc Tết, mừng Xuân của Bác đã khẳng định:

Xuân này, Xuân năm Thìn

Kháng chiến vừa sáu năm

Trường kỳ và gian khổ

Chắc thắng trăm phần trăm.

Chiến sĩ thi giết giặc

Đồng bào thi tăng gia

Năm mới thi đua mới

Thắng lợi ắt về ta!

Mấy câu thành thật nôm na,

Vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân.

(Thơ chúc Tết 1952)

*

Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngay từ khi giặc Mỹ bắt đầu leo thang ra miền Bắc, Bác đã gửi vào bài thơ Xuân chúc Tết đồng bào một niền tin sắt đá không gì lay chuyển nổi:

Bắc Nam như cội với cành,

Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng.

Rồi đây thống nhất thành công,

Bắc Nam ta lại vui chung một nhà.

Mấy lời thân ái nôm na,

Vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân.

(Chúc Tết Xuân Giáp Thìn 1964)

Dù còn phải mất 8 năm nữa, Cách mạng miền Nam mới giành được thắng hoàn toàn, nhưng ngay từ 1967 Bác đã tin tưởng:

Xuân về xin có một bài ca

Gửi chúc đồng bào cả nước ta

Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi

Tin mừng thắng trận nở như hoa.

(Thơ chúc Tết năm 1967)

Ngay trong chiến dịch Xuân Mậu Thân, 1968, Bác đã vui mừng thấy phong trào cách mạng miền Nam tiến lên như vũ bão:

Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua

Thắng trận tin vui khắp mọi nhà

Nam Bắc thi đua dánh giặc Mỹ

Tiến lên!

Toàn thắng ắt về ta.

(Thơ chúc Tết năm 1968)

Xuân 1969 là mùa Xuân cuối cùng nhân dân được đón nhận thơ chúc Tết của Người. Tuy nhiên những vần thơ Xuân của Bác đã trở thành lời tiên tri cho thắng lợi vĩ đại của cách mạng miền Nam. Rồi đây Mỹ sẽ cút, Ngụy sẽ nhào, đấy là lúc cả nước sẽ được vui mùa xuân khải hoàn, trọn vẹn:

Năm qua thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Vì độc lập, vì tự do

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào

Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào

Bắc Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!

(Thơ chúc Tết 1969)

Đối với Bác viết thơ Xuân có hai mục đích rõ ràng mà thấm thía, vừa là kêu gọi mọi người hãy cố gắng chiến đấu, tăng gia, lao động sản xuất vì sự thắng lợi của cách mạng nước nhà, vừa gửi lời mừng Xuân tới toàn thể đồng bào, đồng chí nhân dịp Tết đến, Xuân về theo truyên thống của người Việt Nam. Bác không giấu diếm điều ấy, ít nhất cũng đã có hai lần cách nhau đúng một giáp, đều là năm con Rồng (1952 và 1964), Người đã nhắc đi lại mục đích viết thơ Xuân của mình, chỉ đổi chữ “câu” thành chữ “lời” và hai chữ “thành thật” thành “thân ái”, còn câu sau giữ nguyên, nên nội dung câu thơ không có gì thay đổi, chỉ có sắc thái tình cảm là khác:

Mấy câu thành thật nôm na,

Vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân.

Và:

Mấy lời thân ái nôm na,

Vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân.

Và trong tâm tưởng của Người

Tuy nhiên tình yêu thiên nhiên, mùa xuân đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện ở trong các tác phẩm thơ ca, như là những sáng tạo nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân, mà nó còn được thể hiện trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Vì thế chúng ta có thể thấy những nơi Bác chọn làm chỗ ở và làm việc đều là những địa danh vừa đảm bảo sự bí mật thiết yếu về mặt an ninh, quốc phòng, vừa gần gũi với thiên nhiên, đất nước. Những địa danh đó chính là suối Lê Nin, núi Các Mác ở Pắc Bó, Cao Bằng, lán Nà Lừa ở Tân Trào, Tuyên Quang, khu Đá Chông ở Ba Vì, Hà Tây (cũ) và ngôi nhà sàn xung quanh có vườn cây, ao cá ở giữa thủ đô Hà Nội.

Tình yêu thiên nhiên, mùa xuân đất nước ở Bác đã vượt lên trên việc ngắm cảnh hay ngâm vịnh, mà quan trọng hơn là tình yêu ấy đã được thể hiện thành những việc làm rất cụ thể, thiết thực trong việc bảo vệ, giữ gìn tài sản vô giá của quốc gia, dân tộc.

Sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc, trong dịp nói chuyện với Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An, ngày 8/12/1961, Bác đã nói: “Trồng cây gây rừng là rất quan trọng. Bây giờ dân chưa thấy đâu. Có khi các chú cũng chưa thấy”. Có lần Bác đã giải thích một cách giản dị về tầm quan trọng của việc trồng cây gây rừng: “Nếu rừng cạn kiệt thì không còn gỗ và mất nguồn nước thì ruộng nương mất mầu, gây ra lụt lội và hạn hán... Nếu cứ để tình trạng đồng bào phá một ít, nông trường phá một ít, công nhân phá một ít, thậm chí đoàn thăm dò địa chất cũng phá một ít thì rất tai hại... Phá rừng thì dễ, nhưng gây lại rừng phải mất hàng chục năm. Phá rừng nhiều như vậy sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống”. Và Người xem việc phá rừng không có kế hoạch là hành vi “đem vàng đổ xuống biển”.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng và đón Tết âm lịch Canh Tý, Bác Hồ chính thức phát động phong trào Tết trồng cây trong cả nước. Phong trào diễn ra trong vòng 1 tháng từ 6/1 đến 6/2/1960. Và hai câu thơ này được Bác viết từ dịp ấy:

Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Trước tình trạng phá rừng thiếu ý thức của một số người dân và một bộ phận cán bộ, Bác thấy cần phải phát động một phong trào Trồng cây gây rừng vào mùa xuân. Từ năm 1960 phong trào do Bác khởi xướng trên khắp đất nước cho đến hôm nay và chắc là mãi về sau vẫn được toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta duy trì, phát triển thành một phong trào rộng khắp trong mọi tầng lớp xã hội. Mỗi khi tết đến, xuân về, hẳn nhiều người trong chúng ta còn nhớ mãi hai câu thơ của Người về Tết trồng cây. Có lẽ cho đến nay, ít có một lãnh tụ, một nguyên thủ quốc gia nào như Chủ tịch Hồ Chí Minh có hành động độc đáo đến như vậy.

Trước khi đi xa, trong Di chúc, Bác có bày tỏ nguyện vọng của mình mong muốn rằng sau khi qua đời thi hài được hoả táng và an táng trên một ngọn đồi nào đó gần núi Tam Đảo hay Ba Vì. Người còn nhắc nhở Đảng và Nhà nước “nên có kế hoạch trồng cây trên và xung quanh đồi. Ai đến thăm cũng trồng thêm một cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp”.

Như vậy có thể thấy cảnh vật thiên nhiên và hình bóng mùa xuân đất nước luôn có mặt trong đời sống tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính thiên nhiên đã khơi nguồn cho nhiều tác phẩm thơ ca nổi tiếng và góp phần nâng vị thế danh nhân văn hoá thế giới của Người lên một tầm cao mới. Nhưng điều cần thiết phải nhấn mạnh ở đây là từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây những kiệt tác văn chư­ơng về thiên nhiên và đất nước th­ường là sản phẩm vô giá của những nhà văn, nhà thơ lỗi lạc và đồng thời cũng là những ngư­ời có tư tư­ởng, tình cảm xuất chúng như­ Trương Kế, Thôi Hiệu, Đỗ Phủ, Lý Bạch, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Tagor, Puskin...

Còn đối với Bác những tư tưởng, tình cảm về thiên nhiên và mùa xuân đất nước không chỉ dừng lại ở những điều chỉ giáo trong các văn bản hay tác phẩm nghệ thuật, mà hơn thế nó đã trở thành những hành động sống trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Sinh thời Bác đã từng cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bà con nông dân và các cháu thiếu nhi tham gia Tết trồng cây ở một số địa phương miền Bắc như Hà Nội, Hà Tây (cũ)... mỗi khi xuân về và hàng ngày Bác vẫn thường cho cá ăn và chăm sóc vườn cây quanh khu nhà ở Phủ Chủ tịch.

Những hành động ấy, ngoài ý nghĩa giáo dục, còn ẩn chứa bên trong Bác là một người yêu thiên nhiên và đất nước đến khôn cùng. Thiên nhiên và đất nước trong đời sống tinh thần của Bác không đơn giản chỉ là một thái độ ứng xử tích cực của con người đối với cuộc sống xung quanh, hơn thế sự quan tâm, bảo vệ và hoà đồng với thiên nhiên và đất nước đã trở thành một phần máu thịt, gắn quện với nhân sinh quan và thế giới quan của một chiến sỹ cộng sản lỗi lạc, thể hiện tầm độ nhận thức cực kỳ sâu sắc của Bác đối với thế giới tự nhiên và vai trò chủ động, tích cực của con người trong tiến trình biến “Cái Tự nhiên tự nó” thành “Cái Tự nhiên cho ta”. Đấy vừa là một tình cảm cao quí, vừa là một bài học lịch sử vô giá mà trước lúc đi xa Người muốn để lại cho muôn đời con cháu mai sau./.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Tú Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Đoàn Nhật Tân
Xem chi tiết
bùi nhật mai
Xem chi tiết
Tường Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Đào Thuỳ Dương
Xem chi tiết