Bạn tự triển khai thành đoạn văn nha(lí do chắc bạn cũng biết rồi)
Nội dung:Phạm Văn dồng đã thể hiện tinh thần khách quan cao trong việc đánh về một vị thủ tướng mà mình có cơ hội 30 năm gần gũi đồng thời cũng thể hiện sự trân trọng kính yêu đối với Bác. Đánh giá cao về phẩm chất đạo đức của Hồ chủ tịch trong đời sống cũng như trong hoạt độngcách mạng lẫy lừng của Bác. Đó là một phẩm chất đáng quý-tính giản dị
Nghệ thuật: Nghị luận về một danh nhân trên nhiều phương diện kết hợp chứng minh giải thích với bình luận. Ngôn ngữ giản dị dễ hiểu văn phong đĩnh đạc bày tỏ được sự chân thành đối với Bác
Phạm Văn Đồng sinh năm 1906 và mất năm 2000; ông là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch HCM. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch HCM và các danh nhân văn hoá dân tộc. Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi , lời văn trong sáng, hấp dẫn. Bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ" trích từ bài "Chủ tịch HCM", tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại-diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch HCM(1970). Bài văn nói lên phẩm chất cao đẹp của Người đó là giản dị. Đồng thời giản dị cũng là Đức tính nổi bật nhất ở Bác: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có những dẫn chứng cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành