Văn bản ngữ văn 8

Đinh Ngọc Huy

Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về bài thơ Đi đường

Nguyễn Hữu Triết
5 tháng 5 2019 lúc 15:48

Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.Núi cao lên đến tận cùng
Qua bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh, người đọc đã cảm nhận được một nhân cách cao đẹp trong con người, của Bác. Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày, khổ đau như Bác. Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao? Cùng với tù đày là những nỗi đớn đau tột cùng về thể xác bởi đường đi có quá nhiều gian khó:
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”
Đường đi chuyển lao gian khó cũng có nghĩa là con đường hoạt động cách mạng nhiều gian khó: hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày, bắt bớ, những giam cầm,… Nhưng vượt lên tất cả, tâm hồn Bác toả sáng bởi tấm lòng rộng mở đối với thiên nhiên, và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ. Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác để có thể hạ xuống câu thơ:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.


Các câu hỏi tương tự
P Đỗ
Xem chi tiết
phạm tuấn tú
Xem chi tiết
Đinh Ngọc Huy
Xem chi tiết
Diễm Hòa
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Quỳnh Trang
Xem chi tiết
phạm như khánh
Xem chi tiết
Trần Lan Hương
Xem chi tiết
Tsumi Akochi
Xem chi tiết
maya phạm
Xem chi tiết