Soạn văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dung

viết đoạn văn ngắn thể hiện sự tự hào của bản thân về truyền thống gìn giử nuớc và xây dựng đất nuóc của dân tôc mình

khocroi

Thảo Phương
21 tháng 9 2016 lúc 20:34

Không kêu gọi, hô hào tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc chung chung mà nó phải được đảm bảo thực hiện trong thực tế với những điều kiện và con người cụ thể. Bởi, ngoài sự tự giác thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, thì luật pháp, cơ chế, môi trường, các tổ chức hội, đoàn thể là vô cùng quan trọng. Trách nhiệm này trước hết thuộc về Đảng và Nhà nước ta, phải thẳng thắn nhìn thẳng vào sự thật để soi xét những vướng mắc và tự đổi mới mình trong thể chế, cơ chế, chủ trương, chính sách… để mỗi công dân cần, được và có thể thực hiện tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Ngoài ra, cần có các giải pháp và phối hợp từ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng trong xã hội để tạo thành một cơ chế chung thống nhất; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội; việc tôn vinh gương người tốt việc tốt; việc phê phán những biểu hiện của thói vô cảm, hay những tiêu cực đã và đang phát sinh… chính là “môi trường” để qua đó mỗi công dân “tự ngắm” lại mình, chỉnh sửa mình bằng những việc làm ngày càng cụ thể, ích lợi hơn.

Từ bao đời nay, tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc đã ngấm sâu vào huyết quản mỗi người con đất Việt, đã trở thành một tình cảm rất đỗi tự nhiên, một sức mạnh và động lực cho phát triển bền vững của dân tộc. Thế nhưng, nếu quá khứ chỉ là một tri thức đơn thuần, sức mạnh từ nó chỉ dừng ở niềm tự hào thì Việt Nam sẽ mãi không thể tiến kịp thế giới đang thay đổi từng ngày. Không có dòng sông nào chảy mãi nếu con người không biết khơi nguồn. Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của nhân dân cũng có thể bị nguội lạnh đi nếu không được chăm lo nuôi dưỡng. Vì vậy, giương cao ngọn cờ tinh thần dân tộc, tạo ra nội lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước, đang là một đòi hỏi cấp bách, một nội dung quan trọng hàng đầu trong công tác chính trị – tư tưởng của chúng ta hiện nay.

Dung
21 tháng 9 2016 lúc 20:36

cái này bạn tự nghĩ đó hả

 

Thảo Phương
21 tháng 9 2016 lúc 20:39

Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Tình yêu quẻ hương là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.

Phan Thùy Linh
21 tháng 9 2016 lúc 20:42

Từ bao đời nay, lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc đã ngấm sâu vào huyết quản mỗi người con đất Việt, đã trở thành một tình cảm rât đỗi tự nhiên. Ngày còn học cấp một, lần đầu tiên nghe lời Bác dạy: “Dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, một phần lớn chính là nhờ công học tập của các cháu", trong lòng tôi đã sáng lên một niềm tự hào lớn lao – mình là hi vọng của đất nước! 

Việt Nam lợi thế hơn cả trăm dân tộc khác. Ta có thể đễ dáng nhìn thấy dáng hình Tổ quốc đầy kiêu hãnh trên bản đồ thế giới. 

Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, cả thế giới biết đến Việt Nam như một biếu tượng của tinh thần đấu tranh bảo vệ hoà bình, độc lập. Từ thời phong kiến, các triều đại Việt Nam đã nhiều lần đánh bại quân xâm lược Trung Hoa – một nước lớn hơn ta rất nhiều lần. Quân dân thời Trần đã ba lần đánh đuôi quân xâm lược Mông Nguyên ra khỏi bờ cõi – đạo quân hùng mạnh nhất thời bấy giờ. Trong Đại cáo bình Ngó của Nguyễn Trãi cũng đã khang định: “Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiên đã lâu / Núi sống bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác / Từ Triệu. Đinh. Lý, Trần bao đài xấy nền độc lập / Cùng Hán, Đường, Tổng, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương’’. Vậy chẳng phải về lịch sử dân tộc, Việt Nam ta có thể tự hào sánh ngang với một Trung Hoa rộng lớn hay sao? Và thế kỉ XX, dân tộc ta đã kiên cường đấu tranh chổng thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, giành lại độc lập, tự do, tuyên bổ với năm châu một Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cả thế giới biết tới Việt Nam – lượng đài bất tử về một dân tộc anh hùng – một dân tộc chưa lớn bằng một bang của Mĩ – nhưng đã đánh bại đế quốc mạnh sổ một thế giới, cả về kinh tế lẫn quân đội. Một Việt Nam với bề dày lịch sử hào hùng như vậy. 

Nhà bác học Lê Quý Đôn đã viết về dân tộc mình đấy tự hào: “Nước Nam ta nổi tiếng là vân hiến…”, “vạn vật điển chương rất đẹp, không kém gì Trung Quốc”. Quả thực, Việt Nam ta có một kho tàng văn hoắ dân tộc đặc sắc, một nền văn hiến lâu đời. Chúng ta cũng có nhiêu dí sản văn hoá vật thể và phi vật thế được xếp hạng thế giới. Bao thế hệ Việt Nam đã gìn giữ và phát huy được những truyên thông quý báu: yêu nước, đoàn kết, tự hào dân tộc, nhân đạo, uống nước nhớ nguồn,…. Đó là những giá trị tinh thần to lớn làm nên một Việt Nam lớn về văn hoá, văn hiến.

Việt Nam ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng rất nhiêu tài nguyên, rất nhiều thuận lợi tự nhiên. Đứng thứ 3 trên thế giới về dân số, tiêm năng con người của Việt Nam ta thục sự không nhỏ. Tố chất trí tuệ người Việt Nam rất thông minh, nhanh nhạy, điều đó đã được chứng minh qua lịch sử. 

 Chiến tranh để lại những mất mát rất nặng nề, những tàn phá về vật chất, những di chứng cho con người, mà chúng ta đã, đang và sẽ phải mất rất nhiều thời gian nữa mói có thể khắc phục hết.  Từ khi chiến tranh kết thúc, chúng ta đã nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, xấy dựng đất nước.

Nước Việt Nam sau này thế nào, câu trả lời cuối cùng chính là ở thế hệ thanh niên chúng ta. Vậy nên, chúng ta, tuổi trẻ của đất nước, hãy ra sức học tập, trau dồi hiểu biết, tích cực tìm tòỉ, sáng tạo, học hỏi từ bạn bè quốc tế. Hãy sống xứng đáng với người đi trước, những thế hệ đã cống hiến và hi sinh cho chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay.  Và khi chúng ta phấn đấu hết mình để nó thực sự không nhỏ, cũng chính là chúng ta đang lớn lên. Mỗi bạn trẻ đều là một phần của đất nước. So với châu Âu hay nhiêu nước phát triên, Việt Nam có lợi thế vô cùng to lớn là sức trẻ. Sự bứt phá chính là ở thanh niên. Hãy mang khát vọng lớn vì một Việt Nam lớn.
Lời dạy của Bác Hồ từ ngày thơ ấu đã luôn trong trái tim tôi, nhắc nhớ tôi ý thức về trách nhiệm của mình trong việc trả lời cho câu hỏi “Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”. Tôi nghĩ, có lẽ không chỉ tôi mà tất cả chúng ta – tuổi trẻ Việt Nam – đều luôn trăn trở và nỗ lực hành động VÌ câu trả lời: Việt Nam ta không nhỏ.


 


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Khánh Linh Lý
Xem chi tiết
Lê Phan Bảo Như
Xem chi tiết
pham maya
Xem chi tiết
thân thị huyền
Xem chi tiết
Đặng Hà Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Xem chi tiết
๖²⁴ʱ☪á ☪ℴท︵❣
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hiền Lương
Xem chi tiết