Nhà văn An- đéc – xen (1805 – 1875) Đan Mạch, nhà văn say mê văn chương và có nhiều tác phẩm nổi tiến, ông nổi tiếng tác phẩm: “Cô bé bán diêm” truyện cổ tích xuất sắc trên toàn thế giới. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần cuối câu chuyện đầy bi thương.
Câu chuyện cô bé bán diêm được trích trong phần cuối, truyện đã kể về em bé mồ côi mẹ đi bán diêm theo lệnh của người bố ngay trong đêm giao thừa rét buốt. Cô không dám về nhà khi chưa bán hết diêm vì sợ bố đánh, em đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi ấm. Hết một bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau – mồng 1 Tết, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm trên.
Qua cái chết của em bé trong câu truyện, nhà văn muốn gửi đến mỗi chúng ta thông điệp về giàu tính nhân đạo: Phê phán cả xã hội vô tâm, ích kỉ trước cái chết của em bé nghèo mồ côi, bên cạnh đó luôn nhắc nhở mọi người quan tâm và yêu thương trẻ em nhiều hơn, để những đứa trẻ luôn sống trong tình cảm yêu thương gia đình.
Ai đã từng đọc “Cô bé bán diêm” của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Truyện đã kết thúc nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn đầy ắp trong tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả vô cùng cuốn hút của nhà văn.
Kết thúc câu chuyện là sự đối lập giữa cảnh đời vui vẻ và cái chết bi thảm của em bé bán diêm. Trong đêm giao thừa, vì quá đói rét nên em đã chết với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, Sáng hôm sau tuyết phủ kín mặt đất, khi mặt trời bắt đầu lên, bầu trời xanh nhạt, mọi người ra khỏi nhà vui vẻ. Trước sự vui sướng, háo hức của mọi người, em đã chết ở một xó tường, nằm giữa những que diêm đã quẹt làm xoáy sâu vào tâm can người đọc. Đây là một kết thúc vô cùng đọc đáo và khác hoàn toàn với kết thúc của truyện cổ tích. Nếu như truyện cổ tích là một kết thúc có hậu và nhân vật sẽ tìm thấy hạnh phúc ngay trong chính cuộc sống thực tại thì truyện “Cô bé bán diêm” lại là một kết thúc đầy bi kịch, đau xót cho số phận nghèo khổ, bất hạnh của em bé bán diêm. Nhưng cái tài của An-đéc-xen là miêu tả bi kịch mà không gợi ra bi thảm và nỗi buồn của cuộc đời nhân vật. Bởi vì em bé ra đi trong hạnh phúc vô bờ và sự mãn nguyện khi em được bà hết mực yêu thương, che chở. Từ đó, em mãi mãi được sống bên bà. Qua chi tiết em chết má vẫn hồng, môi vẫn nở nụ cười tác giả muốn khẳng định một điều em bé chưa chết vì em đã từ dã hiện thực cay đắng, đen tối, phũ phàng để bước sang một thế giới khác tươi đẹp hơn. Và chỉ có cái chết mới giải thoát nỗi khổ của cuộc đời và hạnh phúc chỉ đến khi em chết đi “môi mỉm cười”. Điều kì diệu hơn thế nữa mà không ai biết được chính là niềm vui sướng hạnh phúc với em khi ở bên bà đầy yêu thương bay lên về với Thượng đế chí nhân. Chỉ có nhà văn An-đec-xen mới thấu hiểu và trân trọng bởi tấm lòng ông đã thuộc về những con người nghèo khổ, bất hạnh trong cuộc đời. Kết thúc ấy vẫn là bi kịch dau dứt ám ảnh trái tim người đọc, tỏa sáng giá trị nhân văn sâu sắc. Đối lập với sự bất hạnh tột cùng của em bé là sự thờ ơ của người đời.
Chúng ta càng trân trọng ước mơ của cô bé biết bao nhiêu thì lại càng đau đớn trước cái chết thương tâm của em bấy nhiêu. Và chúng ta phải cảm ơn nhà văn An-đéc-xen đã miêu tả cái chết của cô bé với một tấm lòng cảm thông sâu sắc. Ánh sáng của những giấc mơ hiện về mỗi khi một que diêm vụt lên đã trở thành vầng hào quang toả sáng bên cô bé tội nghiệp trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, xua đi mọi giá băng, lạnh lẽo, giúp em quên hết mọi đau buồn, tủi cực của cuộc sống trần gian. Khi nhìn thấy những que diêm cháy dở những con người kia trở nên lạnh lùng, vô cảm, thiếu tình thương: “chắc nó muốn sưởi ấm”.
Đến với truyện “Cô bé bán diêm”, người đọc không thể không cảm nhận ý nghĩa của hình tượng những ngọn lửa diêm. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về một mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình yêu thương của mọi người. Đây chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác phẩm.Và hình ảnh em bảo bà cầu xin Thượng đế chí nhân cho em đi theo bà càng nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương trẻ thơ và để trẻ có một cuộc sống hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong tình cảm nâng niu, trân trọng của tất cả mọi người.
Em bé thật đáng thương! Trong xã hội thiếu tình thương yêu giữa người với người, nhà văn An-đéc-xen đã viết truyện này để bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với em bé bán diêm nói chung và tầng lớp những người nghèo khổ nói riêng để làm dịu bớt nỗi đau đang nhức nhối trong tim và cũng để an ủi những linh hồn tội nghiệp. Mặc dù tác giả đã miêu tả em bé chết với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười nhưng vẫn khiến người đọc cảm động rơi nước mắt. Dù khép trang sách lại nhưng hình ảnh cô bé bán diêm vẫn mãi mãi đọng lại và hiện hữu trong em và tất cả những ai đã từng đọc truyện. Bức thông điệp mà ông gửi gắm vẫn còn ý nghĩa sâu sắc đến tận bây giờ.
Câu chuyện chỉ có duy nhất một nhân vật, một em bé không có tên: em bé bán diêm. Ba người trong gia đình em là bà, mẹ và cha đều không được miêu tả trực tiếp. Mẹ được nhắc đến thông qua đôi giày quá khổ, cha hiện diện trong nỗi sợ hãi khi cô bé bán diêm nghĩ đến việc phải về nhà khi chưa bán được xu nào và bà thì trong ảo ảnh của những que diêm cháy. Với lối dẫn chuyện đa dạng: miêu tả cảnh vật, miêu tả tâm trạng, lời độc thoại, lời đối thoại một chiều và dẫn lời gián tiếp, câu truyện trở nên hấp dẫn, tránh được sự đơn điệu. Xuyên suốt câu truyện là sự tương phản giữa cảnh ngộ của cô bé bán diêm với khung cảnh rực rỡ, đầm ấm xung quanh trong buổi tối giao thừa, với ảo ảnh đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi do những que diêm mang lại. Cảnh ngộ đó còn đáng thương hơn khi con người xung quanh cũng lạnh giá như mùa đông khắc nghiệt. Đỉnh điểm của câu truyện là cái chết của em bé bán diêm giữa đêm giao thừa, một kết cục không giống như cổ tích truyền thống, tính cổ tích có chăng là đôi má hồng và nụ cười của em khi lên cõi thiên đàng, giải thoát khỏi mọi khổ đau.
Sau khi đọc câu truyện " Cô bé bán diêm" của nhà văn nổi tiếng Andecxen, cô bé bán diêm đã để lại trong tôi 1 ấn tượng sâu sắc. Trước hết, tôi rất cảm thông cho hoàn cảnh của cô bé bán diêm. Vào đêm giao thừa, giữa trời đông giá rét, cô bé đi chăn đất, đầu trần trên lớp tuyết dày đặc trong khi nhữn cậu bé, cô bé khác sung sướng được ở trong tình thương yêu của gia đình, được ngồi trong lò sưởi và bàn ăn thịnh soạn thì em lại lang thang ngoài đường. Bên cạnh đó, đáng thương hơn nữa, từ sáng tới giờ, em chưa có gì vào bụng, em chưa bán được que diêm nào cùng với nỗi lo sợ vè nhà sẽ bị người cha khó tính đánh đập, chửi rủa. Chưa hết, mọi người xung quanh thờ ơ em, k ai mua diêm của em, cũng chẳng ai bố thí cho em đòng nào. Cô bé bán diêm đáng thương bao nhiêu thì tôi càng oán trách, bất bình với những con ngưởi ngoài xã hội bấy nhiêu. Họ thờ ơ, lạnh lùng, nhẫn tâm với cô bé bán diêm. Họ k có lòng cảm thông, chia sẻ đói với những con ngưởi bất hạnh, họ thật đáng chê trách. Toms lại, qua câu truyện này, Andecxen muốn gửi đến chúng ta 1 thông điệp đáng quý:Hãy là những que diêm để thắp sáng và sưởi ấm trái tim cho những con ngưởi bất hanh, đáng thương hơn mình.
Trên thế giới có không nhiều những nhà văn chuyên viết truyện và truyện cổ tích dành cho trẻ em . Những truyện cổ tích do nhà văn Đan Mạch An-Đéc-Xen sáng tạo thì thật tuyệt vời. Không những trẻ con khắp nơi vô cùng yêu thích, say mê đón đọc mà người lớn đủ mọi lứa tuổi cũng đọc mãi không chán.Cô bé bán diêm là một trong những truyện như thế.
Truyện được đặt vào bối cảnh đêm giao thừa, ngoài đường phố rét buốt. ở các nước Bắc Âu như Đan Mạch vào dịp này thời tiết rất lạnh, tuyết rơi dày đặc.Trong đêm giao thừa trời rét mướt, một cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà nội cũng qua đời, bố khó tính, em luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa, phải đi bán diêm để kiếm sống.
ở truyện này tác giả sử dụng rất nhiều hình ảnh tương phản : Ngoài đường lạnh buốt và tối đen nhưng cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn, em bé bụng đói cả ngày chưa ăn uống gì mà trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh tương phản có lựa chọn nhằm làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của em bé ( rét, đói, khổ). Còn có sự tương phản giữa hình ảnh cái xó tối tăm em sống chui rúc với bố em hiện nay và ngôi nhà xin xắn có dây trường xuân bao quanh năm xưa khi bà nội em còn sống. Hình ảnh tương phản này không chỉ làm nổi bật nỗi khổ về vật chất mà cả sự mất mát chỗ dựa tinh thần của em bé bây giờ, vì chỉ có bà em là thương em..
Nội dung chính của câu chuyện được xây đựng trên một tình tiết lặp lại và biến đổi rất tự nhiên, hợp lí, thú vị, đó là chi tiết 5 lần em bé quỵet diêm, em quỵet diêm để sưởi ấm phần nào, để được đắm chìm trong thế giới ảo ảnh do em bé tưởng tượng ra, để câu chuyện phát triển đan xen giữa thực tế và mộng tưởng, hệt như trong truyện cổ tích. Không thể có chi tiết dẫn truyện nào hay hơn, độc đáo hơn trong hoàn cảnh, sự việc và nhân vật như vậy. Vì khi ánh lửa ấm sáng bùng lóe lên, thì cùng lúc thế giới tưởng tượng mơ ước cũng xuất hiện . Nhưng trong vài tích tắc, ánh lửa trên đầu que diêm vụt tắt thì em bé lại trở về với cảnh thực. Cảnh thực chỉ có một, duy nhất, nhưng cảnh ảo thì 5 lần biến hóa phù hợp với năm ước mơ cháy bỏng của em bé.
Lần quỵet diêm thứ nhất hiện ra lò sưởi tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Cảnh thực và cảnh ảo đan xen: Ngón tay cái cầm diêm cháy gần sát làm nóng bỏng lên, ngồi trước lò sưởi sắt đồng bóng loáng. Đó là hình ảnh tượng đầu tiên vì em đang rét cóng nên mơ ước đầu tiên, gần nhất ắt phải là cái lò sưởi.
Lần thứ hai bàn ăn sang trọng, thức ăn ngon lành tỏa mùi thơm ngào ngạt. Con ngỗng quay là hình ảnh được gợi ra từ cảnh thực. Nhưng cảnh con ngỗng quay lưng cắm thìa tiến về phía em bé thì thật k