Tập làm văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hà Nguyễn

Viết đoạn văn ngắn nêu tâm trạng của nhân vật tôi

- trên con đường đến trường

- khi đứng trước sân trường

- khi vào trong lớp học

nguyennhungoc
6 tháng 10 2017 lúc 21:04

Cũng như nhân vật tôi trong truyện ngắn"Tôi đi học", ngày đầu tiên đi học là một kỉ niệm khó thể nào quên .Buổi sáng sớm chú bé mặc bộ đồng phục học sinh chỉnh tề , chú cảm thấy mình thật đứng đắn , âu yếm nắm tay mẹ đến trường. Con đường thân thuộc hằng ngày bỗng sao hôm nay thấy xa lạ , như chưa bao giờ cậu đặt chân đến . Trước mắt cậu là ngôi trường thật oai nghiêm mà cũng thật xinh xắn. Chú bé ước gì mình như những cậu học trò cũ đã quen trường , quen lớp không như hôm nay là một cậu học trò mới mang trong lòng nỗi lo lắng , bỡ ngỡ . Qủa tim của cậu như sắp nhảy ra khỏi lòng ngực , giật bắn cả người khi bị gọi tên vào lớp . Xung quanh cậu là những bạn học sinh nhỏ ôm chặt mẹ òa khóc làm cậu cũng rưng rưng khóc không muốn xa mẹ . Cậu cảm thấy lớp học mới của mình lạ lạ , hay hay , ngào ngạt một mùi hương lạ xông vào cánh mũi .Ngồi vào chiếc bàn gỗ mà cậu xem như là của riêng chăm chú nghe thầy giảng bài. Chắc hẳn cứ mỗi lần hè đi thu về là lòng ai cũng cũng chan chứa kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
20 tháng 8 2019 lúc 19:01

Gợi ý :

- Trên đường tới trường

=> Con đường quen mà sao lạ, cảm giác mới mẻ
- Khi nghe gọi tên vào lớp

=> Cảm thấy bỡ ngỡ,lo lắng
- Khi nghe lời giảng đầu tiên

=> Cảm giác xa lạ mà gần gũi,thân thiết với mọi vật, tự tin vào bài học mới

Thảo Phương
20 tháng 8 2019 lúc 20:04

Gợi ý

a. Tâm trạng khi cùng mẹ đi trên đường đến trường

- Cảnh vật, con đường vốn rất quen nhưng lần này cảm thấy lạ.

- Tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình, cảm thấy trang trọng, đứng đắn hơn.

- Bỡ ngỡ, lúng túng

⇒ Từ ngữ gợi tả, nghệ thuật so sánh, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, cụ thể: tâm trạng bỡ ngỡ của “tôi” trong bổi tựu trường đầu tiên

b. Khi đứng giữa sân trường và nghe gọi tên vào lớp học

- Không khí của ngày hội tựu trường: náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng.

- Cảm thấy nhỏ bé so với trường, lo sợ vẩn vơ.

- Hồi hộp, lo sợ chờ nghe gọi tên mình.

- Khi sắp vào lớp học thì lo sợ, bật khóc

⇒ Diễn tả sinh động tâm trạng của nhân vật “tôi” với từng cung bậc, cảm xúc, có nhiều trạng thái cảm xúc đối lập, tâm trạng phức tạp

c. Khi ngồi trong lớp học

- Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với nguời bạn ngồi bên …

+ Làm quen, tìm hiểu phòng học, bàn ghế, … ⇒ thấy quyến luyến.

⇒ Tâm trạng, cảm giác của nv “tôi” khi ngồi trong lớp học, đón nhận giờ học đầu tiên hợp tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.

Diệu Huyền
20 tháng 8 2019 lúc 21:17

“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã lâng lâng với khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”. Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.


Các câu hỏi tương tự
Charlotte Yun Amemiya
Xem chi tiết
Phạm Minh Đức
Xem chi tiết
Vân Khánh
Xem chi tiết
Minh Khoa
Xem chi tiết
19.Quách Huy Long 8A4
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Hà Thanh
Xem chi tiết
Vân Đỗ
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Khánh
Xem chi tiết
Min Minn
Xem chi tiết