Dàn ý:
Vai trò của gia đình:
+ Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắrí kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. + Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,... + Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. => Gia đình vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi người , vì vậy hãy biết trân trọng và giữ gìn nó
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Đặc biệt môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách. Có người sinh ra trong môi trường gia đình không mấy tốt đẹp rồi anh ta cũng trở thành bản sao của sự không tốt đẹp ấy. Nhưng cũng có người vượt qua được hoàn cảnh để trở thành con người có ích cho xã hội. Câu chuyện kể về hai nhân vật A và B đã phần nào cho chúng ta thấy rõ điều đó.
Câu chuyện về hai nhân vật A và B có chung một hoàn cảnh: cả hai đều có một người cha nghiện ngập. Tuy nhiên sau này anh A lại trở thành con người có ích cho xã hội là người tiên phong trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình . Còn anh B lại trở thành bản sao của người cha nghiện ngập. Vấn đề được đặt ra trong câu hỏi của nhà xã hội học là “Điều gì khiến anh lại trở nên như thế ?”. Và câu trả lời của cả hai là “Có một người cha như thế nên tôi phải như thế”. Như vậy vấn đề được đặt ra ở đây là sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân con người.
Gia đình là gì ? Gia đình là nơi ta sinh ra, lớn lên là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn. Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, yêu thương, giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Vì thế gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi.
Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình. Và người làm cha làm mẹ trong gia đình là tấm gương mẫu mực của con cái. Nói đúng hơn là mỗi thành viên phải là tấm gương sáng cho nhau. Nếu như gia đình có người cha người mẹ luôn yêu thương, chở che và giáo dục tốt cho con cái thì đứa con lớn lên sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Ví như nhà thơ Tố Hữu sinh trưởng trong gia đình Nho giáo, sau này Tố Hữu trở thành nhà Cách mạng , nhà thơ lớn của dân tộc. Mạnh Tử người Trung Quốc tuy mất cha từ nhỏ nhưng thường xuyên được mẹ nghiêm khắc chỉ bảo, dạy nhiều điều hay lẽ phải. Sau này Mạnh Tử trở thành triết gia lỗi lạc của Trung Hoa. Nhiều học sinh ở nông thôn, nhà nghèo khó nhưng nhìn vào sự vất vả của mẹ của cha mà họ đã cố gắng học tập thật tốt trở thành thủ khoa của các trường Đại Học.
Tuy nhiên, cũng có những con người sinh ra trong gia đình có truyền thống giáo dục tốt nhưng bản thân họ lại là những kẻ tội đồ của xã hội. Ví dụ như Nguyễn Đức Nghĩa ở Hải Phòng có bố là sỹ quan quân đội, mẹ là giáo viên. Nhưng bản thân anh ta lại là kẻ giết người tàn độc (Vụ án xác chết không đầu năm 2010 tại Hà Nội). Nhiều học trò ỷ vào việc gia đình giàu có nên ăn chơi lêu lổng để rồi đánh mất cả tương lai ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bên cạnh những gia đình hạnh phúc thì còn có những gia đình chưa thật sự hoàn hảo, đây đó vẫn còn có những thành viên trong gia đình còn có những khuyết điểm nặng nề. Quả đúng như vậy, nếu gia đình có người cha người mẹ có nhiều thói xấu thì những đứa con trong gia đình chắc chắn sẽ ảnh hưởng những thói xấu của cha mẹ. Ví như câu chuyện của nhân vật B trong câu chuyện kể ở trên hoặc câu chuyện của thằng Phác trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Do sống trong hoàn cảnh có người cha luôn bạo hành mẹ nên nó cũng trở thành kẻ máu lạnh ngay từ lúc còn nhỏ. Phác dùng thắt lưng và cả dao nhọn để đánh lại cha mình. Đa số tội phạm vị thành niên đều có nguồn gốc xuất thân từ những gia đình có bố mẹ ly hôn hoặc bố mẹ làm nghề lao động tự do.
Nhưng cũng cần nhận thức được điều này: gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách nhưng không phải lúc nào con người cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh. Ở trường hợp của nhân vật A là điển hình nhất. Tuy có người cha nghiện ngập nhưng anh A vẫn vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của gia đình để trở thành con người có ích cho xã hội. Như vậy, gia đình chỉ tác động một phần đến sự hình thành nhân cách của con người chứ không phải là tất cả. Cuộc đời của mỗi con người, nhân cách của mỗi con người là phụ thuộc vào chính bản thân họ.
Qua câu chuyện trên ta thấy được vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách con người là rất quan trọng. Và bao giờ gia đình cũng có tác động hai mặt đến mỗi thành viên. Mỗi con người chúng ta cần tích cực thay đổi bản thân mình để phù hợp với hoàn cảnh. Và dù trong mọi hoàn cảnh chúng ta cũng cần phải chọn cho mình một lối đi phù hợp chứ không phải gió chiều nào ngả theo chiều ấy. Cũng cần bảo vệ gia đình , lên án thói bạo hành gia đình. Vì một xã hội tốt đẹp hãy cùng nhau xây dựng gia đình lành mạnh, văn hóa.
Gợi ý:
- Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta.
- Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống.
- Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.
- Vậy gia đình có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
+ Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắrí kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp.
+ Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,... + Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. - Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng mội trường sống và hoàn thiện con người. - Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm móng cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ. - Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau. Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác. - Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.