Em đã được học và được đọc rất nhiều câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, trong số đó cau tuc ngu tam dac sa nhat là câu: Tấc đất tấc vàng. Câu tục ngữ này gồm có hai vế : tấc đất và tấc vàng so sánh với nhau nhưng lược bỏ từ so sánh và đặt hai vế cạnh nhau để nói về giá trị của đất.Đất được coi như vàng, quý như vàng. Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất ) để so sánh với cái lớn (tấc vàng ) nhằm khẳng định giá trị của đất.Đất quý giá vì đất nuôi sống con người. Vàng ăn mãi cũng hết, còn “chất vàng “ của đất thì khai thác mãi cũng không cạn. Như vậy có thể nói câu tục ngữ này thể hiện rất rõ ý thức trọng nông và tinh thần đề cao vị trí của đất : đất nuôi sống người của ông cha ta.
Ông cha chúng rta từ xưa đến nay vẫn thường căn dặn con cháu phải biết nhớ đến những người đã không tiếc máu xương để giành lại quyền độc lập, tự do cho đất nước Việt Nam ta như hôm nay. Nhưng đó không chỉ là các anh bộ đội, các chị thanh niên xung phong mà còn là biết bao thế hệ người Việt Nam ta đã cùng chung sức, chung lòng mới có được đất nước Việt Nam tươi đẹp, phồn vinh nnhư hôm nay. Chúng ta, những thế hệ cháu con phải biết khắc cốt, ghi tâm công lao trời biển đó của ông cha ta và không ngừng phát huy những thành quả mà những người đi trước đã nhọc nhằn mang lại. Đây chính là lời khuyên mà câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” muốn gửi đến mọi người chúng ta và muôn dời con cháu mai sau.
Được hưởng một nền độc lập, tự do như hôm nay nhiều bạn HS đã quên mất một điều rằng cuộc sống hôm nay được đổi bằng máu xương, mồ hôi và nước mắt của bao lớp người đi trước. Câu tục ngữ là một lời khuyên với chúng ta: khi ăn một quả thơm ngon ta phải nhớ đến người đã trồng ra cây đó. Trồng được một quả ngọt phải đổ bao nhiêu mồ hôi và phải dãi dầu mưa nắng. Như ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng m,ột thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả đó. “ăn quả” ở đây là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Nếu ta hiểu cuộc sống ấm no tốt đẹp này hôm nay là thành quả mà ta hưởng thụ vậy ai là người đã làm ra thành quả của ngày hôm nay? Trước hết đó là cha, mẹ người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng từ khi ta còn bé cho đến ngày lớn khôn. Họ là người luôn dõi theo từng bước đi của chúng ta, an ủi, động viên, dìu dắt chúng ta trở thành những người có ích cho xã hội. Đó là thầy, cô giáo - người đã cho chúng ta ánh sáng tri thức - một hành trang qúi giá nhất để chúng ta vững bước vào đời. Đó là những anh bộ dội, những chị thanh niên xung phong đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cùng một phần xương máu của mình để góp phần tạo nên cuộc sống tươi đẹp hôm nay. Đó là những nhà khoa học đã dốc sức lao động trí óc để tạo nên những của cải, vật chất làm giàu cho xã hội, cho chúng ta được hưởng thụ và còn biết bao nhiêu người khác nữa đang âm thầm cống hiến mà không cần được tôn vinh. Những con người đó dù ở vị trí nào vẫn luôn luôn cố gắng hết mình, phấn đấu hết mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đất nước...
Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”? vì tất cả những người trồng cây đã không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ thậm chí cả xương máu, cả cuộc đời để đem lại “quả ngọt” cho đời. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên cuộc đời này? Đó bởi công ơn của cha mẹ đã mang nặng, đẻ đau đã sinh ra ta từ một hòn máu đỏ. Giây phút chúng ta cất tiếng khóc chào đời cũng chính là giây phút hạnh phúc ngập tràn trong lòng cha mẹ. Rồi Người chăm bẵm, dạy dỗ chúng ta khôn lớn thành người. Tiếng gọi Mẹ, Ba và những bước đi chập chững đầu tiên của con trẻ chính là những nấc thang tột cùng hạnh phúc của mẹ cha. Họ luôn ở bên cạnh chúng ta có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ đã không tiếc công sức, mồ hôi, trí tuệ lao động xây dựng cuộc sống. Họ là những người dám hi sinh tất cả cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước.điều đó cũng rất phù hợp với tình người. Bởi vậy, chúng ta phải nhớ ơn họ vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được truyền dạy từ bao thế hệ nay: “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.
Các câu ca dao, tục ngữ trên chính là những lời khuyên mà ông bà chúng ta muốn truyền dạy lại cho con cháu. Đó là những nét đẹp về văn hoá của dân tộc chúng ta mà thế hệ con cháu chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào cũng phải luôn nhớ tới.
Hiểu vấn đề như thế, vậy chúng ta phải hành động thế nào? Cuộc sống của chúng ta phải đền ơn, đáp nghĩa rất nhiều. Trong kháng chiến, chúng ta có phong trào Trần Quốc Toản giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ. Phong trào này được nhanh chóng lan rộng ra trên khắp mọi nơi. Các bạn nhỏ sau giờ học đều toả ra các xóm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, , các gia đình có công với Cách mạng bằng những việc làm tuy nhỏ nhưng mang nặng nghĩa tình, góp phần động viên, an ủi rất lớn đối với họ. Xã hội luôn nhớ đến công ơn mà những người chồng, người cha, người con của họ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Trong xã hội bây giờ, cuộc sống tuy có đổi khác nhưng Đảng, Nhà nước đã có những chế đọ, chính sách đói với những gia đình thương binh, liệt sĩ. Phong trào nhanh chóng được lan rộng ra khắp mọi nơi, các bạn nhỏhằng ngày, sau giờ học, đều toả ra những lối xóm để giúp đở những gia đình thương binh liêt sĩ neo đơn bằng những đóng góp và những việc làm cụ thể mang nặng tình nghĩa. Nhưũng việc làm tuy nhỏ bé nhưng góp phần an ủi động viên rất lớn đối với những gia đình thương binh, liệt sĩ. Xã hội vẫn luôn nhớ đến công ơn mà người con, người cha, người chồng của họ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Trong xã hội bây giờ, cuộc sống tuy đổi khác, nhưng Đảng và nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của họ bằng cách xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, có chế độ chính sách riêng đối với những gia đình thương binh, liệt sĩ. Đối với cha mẹ, cũng có những người con hết mực thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu chính cha mẹ đã cho họ cuộc sống tươi đẹp như hôm nay:”Công cha nặng lắm cha ơi! Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”.
Bên cạng đó trong xã hội của chúng ta vẫn còn tồn tại những kẻ vô ơn. Ngoài xã hội, cũng có những kẻ quên quá khứ tình nghĩa, “Vong ân bội nghĩa”, “Ăn cháo đá bát” chỉ biêt coi trọng đồng tiền, giàu sang, phú quý, chạy theo dang vọng mà quên rằng: ai là người sinh ra họ, đã nuôi dưỡng và dạy dỗ họ nên người. Đối với cha mẹ, họ ỷ lại vào công việc, mà không quan tâm chăm sóc mẹ mình. Ỷ lai đồng tiền, họ bỏ mắc ba mẹ ở trại dưỡng lão, không thèm hỏi han quan tâm đến cha mẹ của mình. Đối với loại người đó, xã hội chúng ta cần lên án và phê phán. Qua đó, nâng tầm nhận thức để chúng ta luôn luôn nhớ ơn những người đi trước, những người đã hi sinh xương máu cho đất nước.
Câu tục ngữ trên mộc mạc, đơn giản nhưng đã dạy cho chúng ta những bài học quý giá: không có thành quả nào tự nhiên mà có được mà tất cả đều được tạo ra từ thành quả lao động, bằng mô hôi, xương máu của những người đi trước để có được thành quả như ngày hôm nay. Chúng ta thế hệ mầm non của tương lai của đất nước nguyện sẽ chăm chỉ học tập để có thể xây dựng bảo vệ và giữ gìn những thành quả mà ông cha ta đã tạo ra và luôn luôn nhác nhở nhau :”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
''Có công mài sắt có ngày nên kim''
Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã “mài sắt” để có ngày “nên kim”. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng vời lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là mọt tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trnag trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.
Trong trường học cũng vậy , sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.
Bác Hồ từng dạy:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đăn, thiết thực, không chị có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.
Câu tục ngữ''Thương người như thể thương thân'' như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.
Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của mỗi con người Việt Nam xưa và nay. Nhờ vậy mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, thiên tai, dịch bệnh…, đứng vững vàng giữa năm châu, bốn bể. Đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc đề cập đến vấn đề này. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là một trong số đó. Câu tục ngữ trên cho ta thấy bài học làm người, phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà giữa người với người.
Nghĩa đen của câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng rất đỗi bình thường trong sinh hoạt hằng ngày của nhân dân ta. Đó là việc dùng lá để gói hàng, ngày xưa thì lá thông dụng được dùng để gói mọi thứ. Khi lá bị rách thì người ta sẽ lấy một tấm lá khác bao bọc bên ngoài cho. thêm phần chắc chắn. Nhưng không chỉ vậy, hình ảnh “lá lành”, “lá rách” ở đây mang ý nghĩa tượng trưng cho con người chúng ta trong những hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. “Lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ngược lại “lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế, nghèo khó. Bằng lối nói tượng trưng, dùng hình ảnh cụ thể và giản dị, câu tục ngữ ngụ ý khuyên chứng ta nên biết chia sẻ, giúp đỡ, cảm thông, xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quẫn, cô đơn.Câu tục ngữ đã thể hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp đậm đà của nhân dân ta từ xưa đến nay trong xã hội. Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Ngoài câu tục ngữ trên, trong kho tàng ca dao, tục ngữ còn rất nhiều câu tương tự như thế: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người chung một nước phải thương nhau cùng” hay “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”… Các câu trên đều khuyên nhủ ta: Hễ là đồng bào thì nên đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần tương thân tương ái, không nên thờ ơ, ngoảnh mặt, quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác; mà trái lại, phải luôn luôn quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc, che chở người khó khăn, thất thế. Những người giàu có nên yêu thương, giúp đỡ cho những người nghèo khổ, nhất là những khi họ gặp hoạn nạn, tai ương. Những người có địa vị cao trong xã hội nên tạo điều kiện giúp đỡ quần chúng được sống một đời sông ấm no, hạnh phúc. Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy: “Thấy ai đói rách thì thương, Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn”.
Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi được khi mất, khi giàu có khi nghèo khổ. Vì thế tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm móng chia rẽ, xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương thân tương ái. Điều đó cho thấy rằng lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hoà bình, ổn định. Cũng phải nhận ra rằng thờ ơ trước nỗi đau, bất hạnh của ngữời khác là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm.
Trong đời sống còn nhiều khó khăn của xã hội ta hiện nay, hơn lúc nào hết, lòng nhân ái, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, phải được nâng lên thành ý thức tự giác trong mỗi con người chúng ta.
Câu tục ngữ này đã được tiếp nối bao đời trong các thế hệ người Việt, khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái đậm đà nèn trải qua bao cuộc xâm lược dã man, nhân dân vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay.
Và một điều quan trọng nữa là “Lá lành đùm lá rách” nghĩa là người khoè mạnh, bình thường phải giúp đỡ người yếu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn kiểu bố thí; mà nhất thiết là phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo thực sự. Và người được giúp đỡ cũng không được ỷ lại, hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động, biếng nhác, mà phải biết vươn lên hoàn cảnh.
Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước.
Ngày nay truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy manh mẽ hơn nữa. Mỗi người chứng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng, tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội, hoạt động từ thiện. Đồng thời, hơn ai hết, thanh niên chúng ta cần kiên quyết chống tư tưởng ỷ lại, đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.