Bếp lửa- Bằng Việt

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vũ Phương Linh

viết đoạn văn ngắn 4-5 câu nêu cảm nhận của em về phẩm chất của bà có trong khổ 4 của bài bếp lửa

Thảo Phương
9 tháng 1 2019 lúc 16:45

Thơ của bằng Việt thật thiết tha và nồng đượm . Chỉ là 1 tiếng gà mái nhảy ổ cục tác trong nắng trương , chỉ là 1 bếp luẳ chờn vờn sương sớm ... mà sao tha thiết nghĩa tình thế , mà sao lắng sâu đến thế Thì ra có khi những điều nhỏ nhoi , giản dị nhất lại ẩn chứa tâm tình , chắt đọng những điều thiêng liêng , lại hiện hình lên những tình cảm thiết tha , chân thành không thể nao quên . Cứ thế bài thơ Bếp lửa đã đọng trong lòng ta nhưng dư vị ngọt ngào về người bà.Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt nghèo, nghị lực của bà càng bền vững, tấm lòng của bà càng mênh mông. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn nại và giàu đức hi sinh. Dù cho ngôi nhà, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn, nơi nương thân của hai bà cháu nay đã không còn, bà dù có đau khổ thế nào cũng không dám nói ra vì sợ làm đứa cháu bé bỏng của mình lo buồn. Bà cứng rắn, dắt cháu vượt qua mọi khó khăn. Bà không muốn đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà. Điều đó ta có thế thấy rõ qua lời dặn của bà: “Mày có viết thư chớ kể này kể nọ / Cứ báo nhà vẫn được bình yên!”. Lời dặn của bà nôm na giản dị nhưng chất chứa biết bao tình. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào trong lòng đế yên lòng người nơi tiền tuyến. Hình ảnh người bà không chỉ còn là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho những người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con quý cháu.

Đạt Trần
9 tháng 1 2019 lúc 18:44

Chiến tranh đã gây ra bao đau thương, mất mát, tàn phá khắp mọi nơi trên đất nước ta, cướp đi của con người tất cả mọi thứ. Dẫu túp lều tranh đã bị đốt rụi, nơi nương thân của hai bà cháu không con, bà vẫn đứng vững, chống chọi với tất cả nghịch cảnh để dắt cháu vượt qua khó khăn. Chính từ sự “vững lòng” ấy mà người đọc cảm nhận được góc khuất trong tâm hồn bà, nơi ẩn giấu lòng yêu nước và tấm lòng hy sinh của người phụ nữ ấy. Lời bà dặn cháu thật nôm na nhưng vô cùng chân thực và cảm động – hậu phương có gian khổ, thiếu thốn, nhớ nhung, mất mát,… cách mấy vẫn phải giấu đi, nén lại trong lòng cho tiền tuyến được an lòng. Bà không chỉ thương con thương cháu mà còn vô cùng ân cần, chu đáo, hiểu được tâm trạng của người con đang đi chiến đấu. Tác giả - và cũng là đứa cháu – đã thật tinh tế và nhạy cảm khi thể hiện được hạt ngọc ẩn kín trong tâm hồn người bà. Bà không còn là của riêng Bằng Việt nữa mà đã hòa cùng vào biết bao người phụ nữ Việt Nam khác, những con người cần mẫn, giàu đức hy sinh, là chỗ dựa tinh thần lớn lao cho tiền tuyến, góp một phần vô cùng quan trọng vào chiến thắng chung của nhân dân.

Trần Diệu Linh
9 tháng 1 2019 lúc 16:39

1. MỞ BÀI: Giới thiệu về người bà trong bài thơ bếp lửa.
Nêu tình cảm của bản thân.
2. THÂN BÀI:
Người bà hi sinh thầm lặng gắn với hình ảnh bếp lử và ngọn lửa ấm nóng.
Yêu thương và chăm chút cho đứa cháu trong hoàn cảnh khó khăn.
Giữ vững niềm tin nơi hậu phương.
Bà là người giữ lửa, truyền lửa và giúp ngọn lửa ấy cháy sáng bất diệt.

3. KẾT BÀI: Khẳng định tài năng xây dựng của nhà văn.
Nêu tình cảm của bản thân.


Các câu hỏi tương tự
1enguyen
Xem chi tiết
Vũ Minh Phương
Xem chi tiết
Bệnh Tim Vĩnh Cữu
Xem chi tiết
Lan Anh
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
Chi hai
Xem chi tiết
Đào Phương Anh
Xem chi tiết
36. Lớp 7/8 Phạm Vy Thảo
Xem chi tiết
Phạm hật ni
Xem chi tiết