Bài thơ Tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế Xẻ dọc TRường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới đậy tương lai. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.Tiếng Gà trưa đã gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, từ đó những tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình cảm đất nước.Bao trúm bài thơ là nỗi cồn cào da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây bút ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở dây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến lòng người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh.
Hình ảnh người bà:Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. bà chỉ mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới : Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của cháu có được cái quần chéo go, cái áo... Hạnh phúc giađình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiên liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như nói gọn cả trong tiếng gà trưa.Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tièn tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đến tình cảm cụ thể là tình bà cháu… đều được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Ấy vậy mà nó lại gây xuác động sâu xa, thấm thía lạ lùng bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí : Dòng suối đỏ vào sông, sông đỏ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Cứ mỗi lần nghe thấy tiếng gà là em không cầm được súc động, nhưng súc cảm cứ trào về trong em, phở gà, cháo gà, chân gà nướng, gà rang muối, ... cứ tung tăng nhảy múa trong tâm hồn non nớt của tuổi thơ, nó ru em dần vào giấc ngủ, dần vào cõi mơ để rồi em lại chợt bừng tỉnh bởi Tiếng gà trưa. Cúc cù cu.. Tiếng gà trưa của nhà tơ Xuân Quỳnh.Có thể nói buổi trưa mà nghe thấy tiếng gà thì đố ai mà ngủ được, mặc dù nhà em có năm tầng và lắp cửa cách âm nhưng sao tiếng gà cứ lảng vảng quanh nhà, từ đợt có dịch cúm gà đến hôm nay mới là lần đầu tiên em nghe thấy tiếng gà rõ thế. Chắc cô giáo lại nghĩ nhà em ở gấn trại gà chứ gì. Không! âm thanh đó, tiếng gà đó được vang lên trong bài thơ của nhà thơ Wỳnh Tiếng gà chưa.Tình cảm bà và cháu. Cháu nghe tiếng gà, cháu nhớ nhà, cháu nhớ gà và cháu nhớ bà. Bà ơi, đàn gà của bà là hạnh phúc của bà là niềm vui trong chiếc áo mới của cháu, là nỗi lo trên những nếp nhăn của trán bà trong những chiều đông lạnh phủ đầy sương, là khóe miệng mỉm cười khi bà đếm những đồng tiền bán gà trong phiên chợ Tết, là đôi mắt nheo nheo khi chọn chiếc áo mới cho cháu và khóe mắt long lanh khi cháu mặc áo mới chạy quanh chân bà. .. Ôi tuổi thơ của tôi như tràn về khi đọc bài Tiếng gà trưa. Còn bây giờ cháu đang hành quân xa gian khổ bên tai cháu văng vẳng là tiếng gọi của Tổ quốc của quê hương giục cháu lên đường là tiếng gà giữa trưa vắng. Bà ơi! cháu sẽ ra đi để bảo vệ quê hương để giữ xóm làng giữ những tiếng gà mộc mạc, để cháu bảo vệ bà như những ngày xưa bà đã che chở bảo bọc cho cháu. Để tuổi thơ mãi được bình yên như những tiếng gà trưa, để cháu trở lại ngày xưa được về với bà với đàn gà bé bỏng. Nhưng bà ơi khi Tổ quốc cần ta phải biết hy sinh, bà và đàn gà là một phần trong trái tim cháu thì cháu phải ra đi để bảo vệ, cháu không còn là cô bé như ngày xưa nữa. Cháu đã vững vàng cầm chắc tay súng cho cháu được hôn lên đôi mắt bà, lên những quả trứng hồng ngày nào. Nếu mai đây nếu cháu có ngã xuống vì mũi đạn của kẻ thù, cháu xin được chết nơi có những tiếng gà, cháu sẽ mỉm cười vì cháu đã chết vì non sông đất nước, cháu sẽ vui vì nơi đó có bà, có tiếng gà và có tuổi thơ.