“Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”.
Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Trên cuộc hành trình dài dặc từ Thăng Long vào xứ Huế, sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: “trời, non, nước”. Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. “Dừng chân đứng lại” để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của “trời, non, nước”. Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chôn đèo Ngang này chỉ còn có “Một mảnh tình riêng, ta với ta”. “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khó chốn đèo Ngang này vậy. Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa, buồn tủi. “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ.
Tham khảo “Dừng chân đứng lại: trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta”. |
Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Trên cuộc hành trình dài dặc từ Thăng Long vào xứ Huế, sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: “trời, non, nước”. Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. “Dừng chân đứng lại” để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của “trời, non, nước”. Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chôn đèo Ngang này chỉ còn có “Một mảnh tình riêng, ta với ta”. “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khó chốn đèo Ngang này vậy. Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa, buồn tủi. “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ.
Mình xin được lập dàn ý cho đề văn này nhé:
a,Mở đoạn: Dẫn dắt
b,Thân đoạn:
- “Dừng chân đứng lại” như thể hiện nên nỗi lòng của nhà thơ,dừng chân nhìn khoảng không rộng lớn càng tựa như dày vò chính mình,sự cô độc như dần dần xâm chiếm nỗi lòng của người con xa quê ấy.
- Tác giả có nói đến “một mảnh tình riêng” cùng trời, non ,nước đã tạo ra ra phép đối lập từ đó làm nổi bật lên sự nhỏ bé của con người giữa không gian rộng lớn,mênh mông.Qua đây,người đọc cảm nhận thấy sự hiu quạnh,cô đơn nơi đáy lòng Bà huyện Thanh Quan.Có lẽ cảnh Đèo Ngang càng bao la thì sự nhung nhớ đến quê hương cùng cảm giác trống vắng càng dâng lên bấy nhiêu.
- Cụm từ “ta với ta” kết thúc cả bài thơ mang đến cái cảm giác cô đơn tuyệt đối,trào dâng đến đỉnh điểm. (Có thể so sánh với cụm từ “ta với ta” với bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến)
c.Kết đoạn: Tóm lại…