Văn bản ngữ văn 8

Thùy Vân Bùi

Viết đoạn văn (khoảng 12-15 dòng) bằng phương pháp quy nạp hay diễn dịch, nêu cảm nhận về các nhân vật văn học :Bé hồng, chị Dậu,lão Hạc, cô bé bán diêm,Bơ-men

Thúy Vy
6 tháng 12 2019 lúc 19:54

Bé Hống :Cậu bé Hồng là nhân vật chính, nhân vật tự truyện được viết như sự phát ngôn và hóa thân của nhà văn Nguyên Hồng. Cậu bé Hồng có một tuổi thơ đầy cay đắng và tủi cực. Cha cậu mất sớm do nghiện ngập, mẹ cậu vì túng quẫn nên bỏ con đi tha hương cầu thực. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nhà nội. Nhưng Hồng cũng là một cậu bé thông minh, nhạy cảm. Khi nghe những lời nói thâm độc và những rắp tâm vấy bẩn của bà cô. Cậu bé tinh ý nhận ra những tâm địa độc ác của bà cô. Cậu bé Hồng có một trái tim tha thiết yêu thương mẹ. Mặc cho bà cô luôn nói xấu mẹ cậu nhưng tình yêu của Hồng dành cho mẹ vẫn đằm thắm, vẹn nguyên. Cậu có một trái tim luôn khao khát hạnh phúc được ở bên người mẹ hiền. Khi đi học về, cậu vô tình gặp được mẹ. Cậu sung sướng cực điểm khi gặp mẹ ở trong lòng mẹ. Có thể nói, cậu bé Hồng là hình ảnh của tuổi thơ nhiều bất hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim yêu thương sâu sắc, để lại ấn tượng trong lòng người đọc.

chị dậu:Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất

lão Hạc:Nhân vật Lão Hạc trong truyện là một nhân vật đã để lại trong người đọc ấn tượng dầu sâu sắc. Lão Hạc có một cuộc đời hết sức bi thảm và đau khổ khi vợ lão thì mất sớm, lão gà trống nuôi con một mình. Anh con trai không lấy được vợ do nhà quá nghèo nên phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão ngày ngày mong mỏi con về, sống đơn độc và chỉ có con chó Vàng bầu bạn cùng. Chính vì đói nghèo nên cuối cùng, lão phải dứt ruột bán đi người bạn duy nhất, chỗ dựa cuối cùng của lão – cậu Vàng. Lão Hạc đã ăn bả chó tự tử, để giữ trọn nhân phẩm của mình bằng cái chết đầy đau đớn. Cuộc đời của lão Hạc là bức tranh phản ánh rõ nét nhất số phận cùng đường bi thảm của người nông dân lúc bấy giờ. Thế nhưng, trong những gam màu tưởng chừng như tối tăm ấy, ta lại thấy một cái gì đó sáng ngời lên, hay đó chính là vẻ đẹp nhân cách của lão Hạc. Đó là một người cha yêu thương con hết mực. Với lão, dù cho có chết đói lão cũng không bán đi một sào vườn nào vì lão sợ nếu bán, con trai lão mai này có trở về thì sẽ ở đâu mà sống, mà lập nghiệp? Nếu lão bán đi mảnh vườn thì hiển nhiên, lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó, đói kém ấy, nhưng vì sự thương con cao cả, lão đã quyết định không bán. Lão Hạc để dành dụm từng đồng, từng cắc để độ con trai về, đưa cho con để con sau này lấy vợ, lập nghiệp. Không may, lão lại ốm, một cơn ốm khiến lão buộc phải tiêu tới số tiền để dành đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng, đau lòng vì lão đã ăn vào tiền của con. Rồi lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cho con trai lão : “của mẹ nó thì nó hưởng”. Có thể thấy, mọi suy nghĩ, việc làm đều hướng về con trai, vì con trai, mong muốn nó có một tương lai tốt đẹp hơn. Thậm chí, có lẽ cái chết của lão cũng là vì con, đó là một cái chết trong sạch , không chỉ giữ gìn phẩm chất, lòng tự trọng của bản thân mà còn để lại một con đường không vẩn đục phía trước dành cho con trai lão. Tình yêu thương của người cha dành cho con thật vĩ đại và cao cả biết bao. Nó không được thể hiện một cách trực tiếp và gián tiếp qua từng hành động, lời nói và suy nghĩ của nhân vật. Có thể nói, Nam Cao đã rất thành công trong việc miêu tả nội tâm đặc sắc của nhân vật, kết hợp với cách xây dựng những chi tiết nghệ thuật độc đáo, thành công khắc họa nên một chân dung nhân vật lão Hạc là điển hình cho hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ đầy khổ cực, bị dồn đến bước đường cùng nhưng qua đó cũng làm rạng lên những vẻ đẹp tâm hồn và một trong số đó chính là tình yêu thương con vô bờ bế

bơ men :Học xong văn bản “Chiếc là cuối cùng” qua ngòi bút của nhà văn người Mĩ – O. Hen – ri, hình ảnh cụ Bơ – men với “kiệt tác đời mình” cứ đọng mãi trong lòng người đọc về những giá trị nhân văn hết sức cao đẹp.Là một họa sĩ nghèo, tuổi đã già, sống một mình ở tầng dưới chung căn hộ với hai cô họa sĩ trẻ: Xiu và Giôn – xi.Cả một đời làm nghệ thuật, cụ khát khao hoàn thành một kiệt tác.Nhưng cái nghèo cứ đến, thời gian thì nhanh chóng trôi qua, hoài bão của cụ vẫn chưa thực hiện được.Vốn đầy lòng trắc ẩn, thương người nên cụ Bơ – men vô cùng lo lắng khi biết tình trạng của Giôn – xi.Cụ lo sợ cái suy nghĩ vẩn vơ, tuyệt vọng của cô họa sĩ trẻ sẽ khiến cô phải lìa xa cõi đời này khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống.Nhìn từng chiếc lá cứ rụng dần theo mùa đông và chỉ còn một chiếc trơ trọi trên cành, cụ lặng lẽ âm thầm thực hiện một công việc.Tối hôm ấy, thời tiết thật khắc nghiệt, gió mưa dữ dội, bằng tình thương, bằng tài năng, cụ đã vượt qua tất cả để hoàn thành tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”.Bức tranh ấy đã giúp cho Giôn – xi hồi sinh trở lại, giúp cô thoát khỏi suy nghĩ muốn tìm cái chết và cô đã lạc quan yêu đời, khao khát sống.Đắng lòng người đọc khi biết rằng sau đêm ấy cụ Bơ – men đã mắc bệnh viêm phổi rất nặng và qua đời sau đó vài ngày.Nhân vật cụ Bơ – men thật đẹp, thật cao cả, là một nghệ sĩ chân chính, tài năng. “Kiệt tác” của cụ giúp cho người đọc cảm thấy mùa đông ấm áp tình người – một thông điệp tuyệt vời mà nhà văn muốn gởi đến chúng ta: Hãy sống và yêu thương!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Lê Thị Kim Ánh
Xem chi tiết
Trần Thị Thanh Tâm
Xem chi tiết
Trần Thị Thanh Tâm
Xem chi tiết
Lưu Nhật Minh
Xem chi tiết
Hoa Thiên Cốt
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thúy Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Hoa Thiên Cốt
Xem chi tiết
Hoa Thiên Cốt
Xem chi tiết