Bằng cấu trúc đầu cuối tương ứng, Vũ Đình Liên lại một lần nữa đưa h/ả ông đồ sánh với hoa xuân. Nhưng, đào còn đó, mà người đã đi. Ôi! ông đồ 'già' nay chỉ còn là ông đồ 'xưa', chỉ vì một thị hiếu đã chết, vì sự vô tâm lạnh lùng của đám đông khi chạy theo xu hướng 'tây tàu lố lăng'. Ta bỗng chua xót làm sao! tiếc thương bậc nào, khi nhận ra chính mình cx nằm trong đám đông đó. Một phong tục đáng quí, một thú chơi chữ tuyệt vời đã bị rũ bỏ nhanh chóng sau hàng ngàn năm gắn bó với người Việt. Hỡi ơi, vì sao điều đó lại xảy ra? Trong khổ cuối, lòng cảm thương và niềm hoài cổ đã thực sự đc kết hợp chọn vẹn. Và nó đánh vào tâm ta một xúc động khó quên bằng câu hỏi tu từ ở 2 dòng cuối. Chao! ta chợt nhận ra, có lẽ 'những người muôn năm cũ' kia ko chỉ là người mua, đó còn là chính những ông đồ đã lặng lẽ bỏ đi. Vũ Đình Liên không kết thơ buồn, ông muốn mở ra một tương lai mới, nơi, ta lại đc sống trong khí xuân rất truyền thống, rất thanh tao
(Với mấy đề kiểu này bạn nên bình nhiều hơn giảng)