Người ta thường nói tình cảm là thứ được xây dựng trên nền tảng thời gian dựa trên các giá trị tinh thần. Tuy nhiên, có một thứ tình cảm đặc biệt khi con người ta sinh ra đã có, đó là tình cảm gia đình. Gia đình là nơi nuôi dưỡng mỗi người chúng ta cũng là nơi ta quay về khi vấp ngã, khó khăn. Thế nhưng liệu ai trong chúng ta có thể chắc chắn rằng đã hiểu hết về tình cảm thiêng liêng ấy?
Trước hết, gia đình là một cộng đồng người sống chung gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng quý và lâu bền nhất.
Tình cảm gia đình trước nhất là tình cảm máu mủ của những người gần gũi nhất trong gia đình dành cho nhau, đó là tình mẫu tử, tình phụ tử và tình cảm anh em. Mỗi người, mỗi một cá thể riêng biệt lại có cách thể hiện tình cảm khác nhau, có thể là lời nói cũng có thể là hành động. Nhưng tựu chung lại, mỗi lời nói hay hành động đều xuất phát từ sự yêu quý, tình cảm gắn bó lâu dài và quan tâm nhau của mỗi thành viên trong gia đình. Chẳng hạn như, khi bố mẹ hay anh em trong nhà bị ốm đau, không cần phải những lời lẽ xa hoa mà chỉ cần bên cạnh chăm sóc là một điều ấm áp nhất trong cuộc sống này. Bên cạnh đó, mỗi tình cảm trong gia đình thường có ý nghĩa, giá trị cũng như đặc trưng khác nhau. Ví dụ, khi nói đến tình mẫu tử, người ta thường nghĩ đến sự yêu thương vô bờ bến, sự quan tâm dịu dàng hay nói đến tình phụ tử ta lại nghĩ đến sự hi sinh thầm lặng mà nặng sâu. Không phô trương, phù phiếm; không lộng lẫy dồn dập nhưng tình càm gia đình lại nhẹ nhàng theo ta từng năm tháng từ khi còn là một đứa trẻ đến khi ta về già. Đó là thứ tình cảm chân thành mà đẹp đẽ nhất thế gian.
Tình cảm gia đình tồn tại dựa trên giá trị tinh thần nên nó là thứ trường tồn với thời gian cũng là thứ tình cảm bền vững và mạnh mẽ nhất. Nếu thực sự yêu thương gia đình mình, bạn sẽ luôn nuôi dưỡng, trân trọng và nâng niu tình cảm gia đình dù cho bao lâu hay bất kì điều gì xảy ra đi chăng nữa. Khi ai đó trong gia đình không còn bên cạnh bạn nữa thì dù như vậy, bạn vẫn luôn gìn giữ tình cảm dành cho họ trong tim. Những kỉ niệm đẹp với họ là điều bạn có thể cất giữ cả cuộc đời, tình cảm gia đình vốn đặc biệt cũng là nhờ điều ấy.
Không chỉ thời gian, mà không gian địa lí cũng không thể làm tình cảm gia đình mất đi thậm chí nó còn làm tình cảm gia đình bền vững hơn. Tình yêu giữa một đôi tình nhân có thể “xa mặt cách lòng” nhưng tình cảm gia đình là thứ càng đi xa càng nhớ. Bạn có thể ước mơ đến một vùng trời xa xôi vùng vẫy nhưng khi đi xa rồi mới thấy, bạn nhớ gia đình cũng như nơi mình sinh ra đến nhường nào. Thật khó để lí giải điều này nhưng tình cảm gia đình là vậy, nó đặc biệt đến riêng biệt
“Gia đình là tế bào của xã hội”. Gia đình hạnh phúc, ấm no mới có thể xây dựng được xã hội văn minh, tiến bộ. Bên cạnh sự cống hiến cho xã hội, gia đình là điểm xuất phát cũng như điểm tựa của mỗi người. Mỗi khi mệt mỏi, gục ngã hay từ bỏ thì gia đình luôn là điểm dừng chân cũng như niềm an ủi để chúng ta nghỉ ngơi. Hơn thế, gia đình còn là động lực cho con người tiến về phía trước, tôi từng chứng kiến rất nhiều tấm gương nghèo vượt khó vì muốn gia đình mình có cuộc sống tốt đẹp hơn mà dùng tất cả nghị lực, tài năng họ có trong công việc cũng như học tập. Xã hội dù có phát triển ra sao, thời đại công nghệ có làm đổi thay thế giới thế nào thì tình cảm gia đình vẫn là tình cảm đáng giá, thiêng liêng nhất và là thứ tình cảm con người luôn muốn gìn giữ.
Mỗi người trong chúng ta phải ý thức được vai trò đặc biệt của tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách cũng như cách ứng xử với thế giới bên ngoài của trẻ nhỏ. Một gia đình hòa thuận, đầm ấm sẽ giúp trẻ phát triển những mặt tốt trong tính cách như biết quan tâm, ấm áp và tươi sáng. Ngược lại, nếu trẻ được sinh ra trong một gia đình bạo lực, hay cãi vã hoặc lạnh nhạt thì đứa trẻ đó cũng hình thành những tính cách lạnh lùng, có xu hướng bạo lực. Trẻ em là tương lai của đất nước, là người sẽ xây dựng đất nước trong tương lai, vậy nên mỗi gia đình hạnh phúc tạo nên một xã hội văn minh, phát triển hơn nữa.
Nếu nói vai trò của gia đình đối với xã hội là vĩ mô thì vai trò của mỗi chúng ta với gia đình là điểm nhỏ xây dựng một gia đình lớn. Khi còn ở lứa tuổi học sinh, em muốn là niềm tự hào của gia đình. Vì vậy mục tiêu trước mắt chính là phải học tập, rèn luyện tốt trong nhà trường cũng như trở thành một công dân tốt cống hiến cho đất nước trong tương lai. Bên cạnh đó, điều quan trọng hơn cả là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em trong gia đình. Tuổi nhỏ làm nhỏ, điều thiết thực nhất đối với lứa tuổi em là phụ giúp cha mẹ việc nhà, chăm sóc ông bà, giúp đỡ em học tập.
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, bền vững và đáng trân trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng, vun đắp chúng ta khôn lớn, là niềm động lực cho ta tiến về phía trước đối mặt với chông gai cuộc đời phía trước. Đằng sau tình cảm ấy là sự hi sinh thầm lặng, sự dịu dàng theo ta từng bước chân trong cuộc đời. Để đền đáp sự hi sinh không tiếc bất kì điều gì ấy, chúng ta luôn phải trân trọng, gìn giữ và nâng niu tình cảm gia đình.
Người ta thường nói tình cảm là thứ được xây dựng trên nền tảng thời gian dựa trên các giá trị tinh thần. Tuy nhiên, có một thứ tình cảm đặc biệt khi con người ta sinh ra đã có, đó là tình cảm gia đình. Gia đình là nơi nuôi dưỡng mỗi người chúng ta cũng là nơi ta quay về khi vấp ngã, khó khăn. Thế nhưng liệu ai trong chúng ta có thể chắc chắn rằng đã hiểu hết về tình cảm thiêng liêng ấy?
Trước hết, gia đình là một cộng đồng người sống chung gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng quý và lâu bền nhất.
Tình cảm gia đình trước nhất là tình cảm máu mủ của những người gần gũi nhất trong gia đình dành cho nhau, đó là tình mẫu tử, tình phụ tử và tình cảm anh em. Mỗi người, mỗi một cá thể riêng biệt lại có cách thể hiện tình cảm khác nhau, có thể là lời nói cũng có thể là hành động. Nhưng tựu chung lại, mỗi lời nói hay hành động đều xuất phát từ sự yêu quý, tình cảm gắn bó lâu dài và quan tâm nhau của mỗi thành viên trong gia đình. Chẳng hạn như, khi bố mẹ hay anh em trong nhà bị ốm đau, không cần phải những lời lẽ xa hoa mà chỉ cần bên cạnh chăm sóc là một điều ấm áp nhất trong cuộc sống này. Bên cạnh đó, mỗi tình cảm trong gia đình thường có ý nghĩa, giá trị cũng như đặc trưng khác nhau. Ví dụ, khi nói đến tình mẫu tử, người ta thường nghĩ đến sự yêu thương vô bờ bến, sự quan tâm dịu dàng hay nói đến tình phụ tử ta lại nghĩ đến sự hi sinh thầm lặng mà nặng sâu. Không phô trương, phù phiếm; không lộng lẫy dồn dập nhưng tình càm gia đình lại nhẹ nhàng theo ta từng năm tháng từ khi còn là một đứa trẻ đến khi ta về già. Đó là thứ tình cảm chân thành mà đẹp đẽ nhất thế gian.
Tình cảm gia đình tồn tại dựa trên giá trị tinh thần nên nó là thứ trường tồn với thời gian cũng là thứ tình cảm bền vững và mạnh mẽ nhất. Nếu thực sự yêu thương gia đình mình, bạn sẽ luôn nuôi dưỡng, trân trọng và nâng niu tình cảm gia đình dù cho bao lâu hay bất kì điều gì xảy ra đi chăng nữa. Khi ai đó trong gia đình không còn bên cạnh bạn nữa thì dù như vậy, bạn vẫn luôn gìn giữ tình cảm dành cho họ trong tim. Những kỉ niệm đẹp với họ là điều bạn có thể cất giữ cả cuộc đời, tình cảm gia đình vốn đặc biệt cũng là nhờ điều ấy.
Không chỉ thời gian, mà không gian địa lí cũng không thể làm tình cảm gia đình mất đi thậm chí nó còn làm tình cảm gia đình bền vững hơn. Tình yêu giữa một đôi tình nhân có thể “xa mặt cách lòng” nhưng tình cảm gia đình là thứ càng đi xa càng nhớ. Bạn có thể ước mơ đến một vùng trời xa xôi vùng vẫy nhưng khi đi xa rồi mới thấy, bạn nhớ gia đình cũng như nơi mình sinh ra đến nhường nào. Thật khó để lí giải điều này nhưng tình cảm gia đình là vậy, nó đặc biệt đến riêng biệt
“Gia đình là tế bào của xã hội”. Gia đình hạnh phúc, ấm no mới có thể xây dựng được xã hội văn minh, tiến bộ. Bên cạnh sự cống hiến cho xã hội, gia đình là điểm xuất phát cũng như điểm tựa của mỗi người. Mỗi khi mệt mỏi, gục ngã hay từ bỏ thì gia đình luôn là điểm dừng chân cũng như niềm an ủi để chúng ta nghỉ ngơi. Hơn thế, gia đình còn là động lực cho con người tiến về phía trước, tôi từng chứng kiến rất nhiều tấm gương nghèo vượt khó vì muốn gia đình mình có cuộc sống tốt đẹp hơn mà dùng tất cả nghị lực, tài năng họ có trong công việc cũng như học tập. Xã hội dù có phát triển ra sao, thời đại công nghệ có làm đổi thay thế giới thế nào thì tình cảm gia đình vẫn là tình cảm đáng giá, thiêng liêng nhất và là thứ tình cảm con người luôn muốn gìn giữ.
Mỗi người trong chúng ta phải ý thức được vai trò đặc biệt của tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách cũng như cách ứng xử với thế giới bên ngoài của trẻ nhỏ. Một gia đình hòa thuận, đầm ấm sẽ giúp trẻ phát triển những mặt tốt trong tính cách như biết quan tâm, ấm áp và tươi sáng. Ngược lại, nếu trẻ được sinh ra trong một gia đình bạo lực, hay cãi vã hoặc lạnh nhạt thì đứa trẻ đó cũng hình thành những tính cách lạnh lùng, có xu hướng bạo lực. Trẻ em là tương lai của đất nước, là người sẽ xây dựng đất nước trong tương lai, vậy nên mỗi gia đình hạnh phúc tạo nên một xã hội văn minh, phát triển hơn nữa.
Nếu nói vai trò của gia đình đối với xã hội là vĩ mô thì vai trò của mỗi chúng ta với gia đình là điểm nhỏ xây dựng một gia đình lớn. Khi còn ở lứa tuổi học sinh, em muốn là niềm tự hào của gia đình. Vì vậy mục tiêu trước mắt chính là phải học tập, rèn luyện tốt trong nhà trường cũng như trở thành một công dân tốt cống hiến cho đất nước trong tương lai. Bên cạnh đó, điều quan trọng hơn cả là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em trong gia đình. Tuổi nhỏ làm nhỏ, điều thiết thực nhất đối với lứa tuổi em là phụ giúp cha mẹ việc nhà, chăm sóc ông bà, giúp đỡ em học tập.
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, bền vững và đáng trân trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng, vun đắp chúng ta khôn lớn, là niềm động lực cho ta tiến về phía trước đối mặt với chông gai cuộc đời phía trước. Đằng sau tình cảm ấy là sự hi sinh thầm lặng, sự dịu dàng theo ta từng bước chân trong cuộc đời. Để đền đáp sự hi sinh không tiếc bất kì điều gì ấy, chúng ta luôn phải trân trọng, gìn giữ và nâng niu tình cảm gia đình.
Từ khi bước chân vào môi trường học đường, tôi đã được làm quen và tiếp xúc với rất nhiều bạn bè. Mỗi người bạn có một vẻ khác nhau và đối với mỗi người tôi lại dành cho họ những tình cảm quý mến khác nhau. Nhưng trong rất nhiều những người bạn mà tôi quý mến ấy, người bạn mà tôi yêu quý nhất , người luôn đồng hành với tôi trong mọi niềm vui, nỗi buồn , không thể có từ nào thích hợp hơn hai tiếng “bạn thân’ để nói về bạn, đó là Minh Anh.
Minh Anh học cùng với tôi ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường. Tôi và bạn chơi với nhau cũng từ những ngày đó, nhưng để trở thành bạn thân thì tôi không nhớ rõ từ khi nào nữa. Tôi chỉ biết rằng hằng ngày chúng tôi đèo nhau đi học trên một chiếc xe đạp và có tâm sự trong lòng thì người đầu tiên tôi tìm đến là Minh Anh. Minh Anh trong mắt tôi là một cô bạn hết sức dễ thương và đáng mến. Bạn có đôi mắt to, khuôn mặt thanh tú với điểm nhấn là cái mũi dọc dừa xinh xinh. Nhưng có lẽ trong muôn vàn những thứ đáng chú ý ấy thì gây ấn tượng với tôi hơn cả là vầng trán cao biểu lộ sự thông minh, lanh lợi của bạn. Minh Anh học rất giỏi, bạn lại là cây văn nghệ xuất sắc của lớp. Mỗi lần lớp có chương trình văn nghệ thì bạn là người tư tin xung phong đầu tiên. Tôi và các bạn trong lớp đều rất thích nghe Minh Anh hát. Mỗi khi tới lượt bạn biểu diễn thì trong lớp dường như không có lấy một âm thanh nào khác ngoài tiếng hát trong trẻo như chim sơn ca của bạn. Tiếng hát ấy như xua tan hết mọi mệt nhọc sau mỗi giờ Văn, giờ Toán căng thẳng. Tôi quý Minh Anh lắm, may mắn nhất của tôi có lẽ là được làm bạn thân của bạn. Tôi còn tự hào vì có người bạn thân luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác như Minh Anh. Trong lớp, dù chỉ chơi thân với tôi nhưng không có nghĩa là bạn không hòa đồng với mọi người. Nhắc đến Minh Anh, không ai có thể quênđược hình ảnh cô lớp phó học tập gương mẫu. Nhìn khuôn mặt bạn lấm tấm mồ hôi mà vẫn say sưa giảng lại mấy bài tập khó cho các bạn trong lớp, tôi càng thêm khâm phục và yêu quý bạn hơn. Nhiều lúc chúng tôi cứ ngỡ Minh Anh chính là cô giáo nhỏ của mình.
Dáng người nhanh nhẹn với nụ cười luôn thường trực trên môi cũng không che lấp được hoàn cảnh khó khăn của bạn. Nhà Minh Anh không khá giả lắm. Lại là chị lớn trong gia đình nên hàng ngày bạn phải phụ giúp ba mẹ trông nom quán ăn nhỏ. Thời gian dành cho việc học không có nhiều mà bạn vẫn học rất giỏi, tôi hiểu bạn đã khéo léo biết bao trong việc sắp xếp một thời gian biểu phù hợp. Thương biết bao nhiêu cái dáng hình nhỏ bé mà vẫn nhanh nhẹn bưng đồ ăn cho khách của bạn. Những lúc chúng tôi tới quán, dù mệt nhọc, Minh Anh vẫn rất hồ hởi. Có lần bạn cười bảo: “phụ quán cũng có thú vui của nó, bây giờ nếu bảo mình nghỉ làm chắc mình không chịu được đâu”. Tôi càng yêu hơn cái nghị lực phi thường của bạn. Dù bận rộn là vậy mà Minh Anh vẫn dành thời gian giúp đỡ tôi trong học tập. Có một lần tôi bị bệnh nằm ở nhà cả tuần, vậy là cả tuần Minh Anh chép bài rồi lại qua giảng bài cho tôi. Bạn muốn chắc chắn rằng sau một tuần nằm giường bệnh, khi đi học trở lại, tôi vẫn theo kịp tiến độ của lớp. Tôi biết ơn Minh Anh nhiều lắm. Lúc nào tôi cũng tự nhủ phải thật cố gắng để đáp lại xứng đáng những gì mà bạn đem lại cho tôi. Tôi hi vọng sẽ mãi mãi được chơi cùng, học cùng với Minh Anh. Có bạn là bạn thân, tôi biết tôi ngày càng sống tốt và hoàn thiện mình hơn.
Cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi người bạn tuyệt vời như vậy. Chìm trong hạnh phúc của tình bạn, tôi không quên phải luôn cố gắng để gìn giữ và làm cho tình bạn ấy ngày càng bền vững và thắm thiết hơn.
Tôi đã từng rơi nước mắt trước những tình cảm cha con thật cảm động và cao thượng… Người cha, với biết bao gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng, với bao nhiêu công ơn lớn lao mà mây trời lồng lộng cũng không phủ kín. Đừng bao giờ nghĩ rằng tình phụ tử không thiêng liêng và cao cả, không ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử, nếu ai có những suy nghĩ đó thì chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về tình cha con qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, được nhà văn Nguyễn Quang Sáng khắc họa thành công nhân vật bé Thu thật ấn tượng và tinh tế, nổi bật hơn là tình cảm cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.
Câu chuyện kể về ông Sáu , người chiến sĩ xa nhà sau 8 năm mới có dịp về quê thăm con. Bé Thu không nhận ra cha nó vì vết sẹo trên mặt làm ông không giống với bức hình chụp với má mà nó đã từng biết đến, vì thế nó đối xử với ông như một người xa lạ và hết sức lạnh lùng. Đến khi nó nhận ra ông Sáu là ba, khi tình cảm cha con như bỗng nổi dậy trong người nó thì đó cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, nhớ đến lời hứa với con, ông Sáu đã dồn hết tình yêu thương, và sự mong nhớ con vào chiếc lược ngà mà ông đã tỉ mỉ làm miệt mài từng cái răng cho cây lược ngà chỉ có một hàng răng thưa, hay gò lưng, tẩn mẩn với từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” trên sống lược để tặng cho con gái bé bổng của mình. Nhưng không may, trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, ông Sáu đã hy sinh. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp trao chiếc lược ngà cho người bạn thân bác Ba nhân vật kể chuyện.
Bé Thu, hình tượng nhân vật trọng tâm trong câu chuyện, được tác giả khắc họa một cách cực nhạy bén và tinh tế. Thu là một cô bé rất cá tính, bướng bỉnh và gan góc, nhưng lại giàu tình cảm. Thái độ của nó trái ngược hoàn toàn với những ngày đầu khi ông Sáu trở về thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi, song trái ngược mà vẫn nhất quán. Có lẽ chỉ vì quá yêu ba, quá khát khao được có ba nên khi nhận định đó không phải là ba của mình thì nó nhất định không chịu nhận ông Sáu, nhất định không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Nó cứng đầu thế đấy, bởi lẽ trong tâm trí của nó chỉ có duy nhất hình ảnh người cha trong tấm ảnh mà nó vẫn thường thấy mỗi ngày, chứ không phải bộ dạng của ông Sáu bây giờ. Người cha không được đứa con nhìn nhận bởi vết sẹo trên má làm mặt ông bị biến dạng và khác trước quá nhiều… Chính vết sẹo ấy là dấu tích không mong muốn của chiến tranh tàn khốc mà Thu thì còn quá nhỏ để có thể cảm nhận và hiểu được điều đó, hiểu được sự khốc liệt của bom lửa đạn, hiểu được cái cay xé của mùi thuốc súng, hiểu được sự gian nan, vất vả trong cảnh chiến tranh khắc nghiệt mà người lính phải trải qua… Nhưng cũng chính từ sự kiên định, thẳng thắn, bản lĩnh và lập trường vững chắc đó đã phần nào thể hiện được hình ảnh một cô gái giao liên dũng cảm sau này