Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Shinchi Kaito

Viết đoạn văn chứng minh về lòng tự trọng

Võ Bảo Vân
29 tháng 6 2020 lúc 13:52

tham khảo:

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Người có lòng tự trọng luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, tích cực xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, quyết liệt chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công bằng và lẽ phải. Người có lòng tự trọng luôn hết lòng vì công việc, tôn trọng giờ giấc, trung thực với mọi người, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, hướng kết quả cao nhất trong công việc. Họ cũng sẵn sàng dám nhận ra lỗi sai của mình, sống trong sạch, thẳng thắng và có trách nhiệm cao trong công việc và trong ứng xử với mọi người. Ai cũng cần có lòng tự trọng. Chính lòng tự trọng tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, khẳng định sức mạnh trí tuệ, cảm xúc và bản lĩnh hành động của con người. Cũng chính lòng tự trọng giúp ta phân biệt được giá trị của bản thân, nhận rõ thiện – ác và quan niệm về lí tưởng sống sâu sắc. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Dẫu có đói rách, miễn còn lòng tự trọng, chắc chắn một ngày nào đó, con người cũng vươn tới thành công

#maymay#

phạm chân như
29 tháng 6 2020 lúc 12:29
nhân phẩm là thước đo phẩm chất quý giá của con người mà ai cũng cần phải có vì vậy ông bà ngày xưa đã cố uốn nắn con cháu mình phải sống sao để có một nhân phẩm tốt. Tiêu biểu cho các nhân phẩm đó chính là lòng tự trọng Lòng tự trọng là việc coi trọng, giữ gìn danh dự và nhân phẩm của bản thân khỏi những tệ nạn, những điều xấu của xã hội. Lòng tự trọng giúp con người ý thức được những điều có giá trị trong cuộc sống. Lòng tự trọng không nên lẫn với tính tự kiêu, tự đắc, là tính xấu. Nhiều kẻ quá ỷ vào thông minh, tài đức chân thực hay tưởng tượng của họ rồi coi khinh người khác; lòng tự trọng, trái lại thường đi đôi với nhân hậu, khiêm nhường người tự trọng không hề nghĩ một ý, làm một việc, nói một câu làm hạ giá mình đi; luôn luôn nhìn vào "con người lí tưởng" họ đã tự phác họa ra trong tâm hồn, họ cẩn thận từng li từng tí không bao giờ dám để vì một chút trễ nải hửng hờ  lùi xa ra, thụt lui xuống dưới trình độ họ đã vượt qua để đến gần con người lí tưởng. Đối với mọi người trong xã hội, người tự trọng cẩn thận trong lời nói, cử chỉ, không a dua, xiểm nịnh, cũng không cậy quyền, hống hách, biết giữ lòng trung thực, hòa nhã, kính cẩn; tuy ngạo người khỏe mà không hiếp kẻ yếu, chẳng thà chị chết còn hơn để mất phẩm giá của mình. Phải biết tự trọng? Đó là một điều cần thiết trong đạo sống đối với bản thân ta và đối với hết thảy mọi người! Riêng về phần người dân Việt Nam, lòng tự trọng lại quan hệ khác thường! Trong bao nhiêu năm nô lệ ta bị đè nén không dám ngửng cổ lên, kẻ có sức mạnh coi ta như tôi đòi, tự ta cũng nảy ra tâm lí, thái độ tự ti, tự hạ. Sự yếu đuối về tinh thần ấy nguy hiểm, vì muồn tranh đấu thắng lợi để tạo nên một cuộc đời tốt đẹp thì việc đầu tiên là phải tranh đấu nội tại cách mạng tinh thần gây lòng tự trọng.Nhưng muốn tránh sự khinh rẻ ấy  thì đừng có làm việc gì đáng bỉ; ta hãy biết tự trọng và nhớ tới câu nói của nhà triết học Đức: "Hãy cư xử sao cho con người ở mình cũng như ở kẻ khác là cứu cánh chứ không là phương tiện". Nếu trong toàn thể dân tộc, ai ai cũng hiểu đại nghĩa và biết tự trọng thì tất cả những mưu mô chia rẽ, xâm lược, những hành động bất công, áp bức, bóc lột còn có thể có nữa hay không?Trong cuộc sống, những người có lòng tự trọng sẽ là người được mọi người quý mến và sẽ thành công trong sự nghiệp. Lòng tự trọng giúp kìm chế cái tôi của bản thân, giúp họ luôn cố gắng nỗ lực vươn lên. Biết tự trọng, đồng nghĩa với biết xấu hổ vì vậy người ấy sẽ luôn luôn nỗ lực không ngừng để không bị người khác cười chế. Người có lòng tự trọng sẽ giúp xã hội phát triển, tiền bộ. Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng chạy theo giá trị của đồng tiền, chính vì vậy, lòng tự trọng đôi khi bị lung lay, thay đổi, chính vì thế chúng ta cần phải coi trọng lòng tự trọng. Lòng tự trọng giúp con người biết mình sai ở chỗ nào, kém cỏi ở đâu để không ngừng tự hoàn thiện bản thân. Nó trở thành kim chỉ nam soi đường, chỉ lối cho chúng ta trong hành xử giữa người với người trong cuộc sống. Trong văn học, chúng ta gặp không ít các nhân vật có lòng tự trọng cao cả. Đọc Lão Hạc của Nam Cao, chắc hẳn ai ai cũng nhớ về một lão Hạc giàu lòng tự trọng khi mà tự kết liễu đời mình bằng bả chó để tiền lại làm ma chay cho mình, và để tiền lại cho con. Hay nàng Vũ nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, sẵn sàng trầm mình xuống sông để chứng minh cho phẩm giá trong sạch của bản thân mình. Họ là những tấm gương cao cả về lòng tự trọng.Là học sinh chúng ta cũng cần phải cố gắng học tập, phát triển bản thân và cố gắng rèn luyện về tri thức và đạo đức để trở thành những con người có lòng tự trọng. Mỗi người, hãy sống, hãy học tập và làm việc với lòng tự trọng của mình, khi đó, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết.
phạm chân như
29 tháng 6 2020 lúc 12:29
nhân phẩm là thước đo phẩm chất quý giá của con người mà ai cũng cần phải có vì vậy ông bà ngày xưa đã cố uốn nắn con cháu mình phải sống sao để có một nhân phẩm tốt. Tiêu biểu cho các nhân phẩm đó chính là lòng tự trọng Lòng tự trọng là việc coi trọng, giữ gìn danh dự và nhân phẩm của bản thân khỏi những tệ nạn, những điều xấu của xã hội. Lòng tự trọng giúp con người ý thức được những điều có giá trị trong cuộc sống. Lòng tự trọng không nên lẫn với tính tự kiêu, tự đắc, là tính xấu. Nhiều kẻ quá ỷ vào thông minh, tài đức chân thực hay tưởng tượng của họ rồi coi khinh người khác; lòng tự trọng, trái lại thường đi đôi với nhân hậu, khiêm nhường người tự trọng không hề nghĩ một ý, làm một việc, nói một câu làm hạ giá mình đi; luôn luôn nhìn vào "con người lí tưởng" họ đã tự phác họa ra trong tâm hồn, họ cẩn thận từng li từng tí không bao giờ dám để vì một chút trễ nải hửng hờ  lùi xa ra, thụt lui xuống dưới trình độ họ đã vượt qua để đến gần con người lí tưởng. Đối với mọi người trong xã hội, người tự trọng cẩn thận trong lời nói, cử chỉ, không a dua, xiểm nịnh, cũng không cậy quyền, hống hách, biết giữ lòng trung thực, hòa nhã, kính cẩn; tuy ngạo người khỏe mà không hiếp kẻ yếu, chẳng thà chị chết còn hơn để mất phẩm giá của mình. Phải biết tự trọng? Đó là một điều cần thiết trong đạo sống đối với bản thân ta và đối với hết thảy mọi người! Riêng về phần người dân Việt Nam, lòng tự trọng lại quan hệ khác thường! Trong bao nhiêu năm nô lệ ta bị đè nén không dám ngửng cổ lên, kẻ có sức mạnh coi ta như tôi đòi, tự ta cũng nảy ra tâm lí, thái độ tự ti, tự hạ. Sự yếu đuối về tinh thần ấy nguy hiểm, vì muồn tranh đấu thắng lợi để tạo nên một cuộc đời tốt đẹp thì việc đầu tiên là phải tranh đấu nội tại cách mạng tinh thần gây lòng tự trọng.Nhưng muốn tránh sự khinh rẻ ấy  thì đừng có làm việc gì đáng bỉ; ta hãy biết tự trọng và nhớ tới câu nói của nhà triết học Đức: "Hãy cư xử sao cho con người ở mình cũng như ở kẻ khác là cứu cánh chứ không là phương tiện". Nếu trong toàn thể dân tộc, ai ai cũng hiểu đại nghĩa và biết tự trọng thì tất cả những mưu mô chia rẽ, xâm lược, những hành động bất công, áp bức, bóc lột còn có thể có nữa hay không?Trong cuộc sống, những người có lòng tự trọng sẽ là người được mọi người quý mến và sẽ thành công trong sự nghiệp. Lòng tự trọng giúp kìm chế cái tôi của bản thân, giúp họ luôn cố gắng nỗ lực vươn lên. Biết tự trọng, đồng nghĩa với biết xấu hổ vì vậy người ấy sẽ luôn luôn nỗ lực không ngừng để không bị người khác cười chế. Người có lòng tự trọng sẽ giúp xã hội phát triển, tiền bộ. Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng chạy theo giá trị của đồng tiền, chính vì vậy, lòng tự trọng đôi khi bị lung lay, thay đổi, chính vì thế chúng ta cần phải coi trọng lòng tự trọng. Lòng tự trọng giúp con người biết mình sai ở chỗ nào, kém cỏi ở đâu để không ngừng tự hoàn thiện bản thân. Nó trở thành kim chỉ nam soi đường, chỉ lối cho chúng ta trong hành xử giữa người với người trong cuộc sống. Trong văn học, chúng ta gặp không ít các nhân vật có lòng tự trọng cao cả. Đọc Lão Hạc của Nam Cao, chắc hẳn ai ai cũng nhớ về một lão Hạc giàu lòng tự trọng khi mà tự kết liễu đời mình bằng bả chó để tiền lại làm ma chay cho mình, và để tiền lại cho con. Hay nàng Vũ nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, sẵn sàng trầm mình xuống sông để chứng minh cho phẩm giá trong sạch của bản thân mình. Họ là những tấm gương cao cả về lòng tự trọng.Là học sinh chúng ta cũng cần phải cố gắng học tập, phát triển bản thân và cố gắng rèn luyện về tri thức và đạo đức để trở thành những con người có lòng tự trọng. Mỗi người, hãy sống, hãy học tập và làm việc với lòng tự trọng của mình, khi đó, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết.

Các câu hỏi tương tự
Nguyen Thi Kim Chi
Xem chi tiết
Mich Roblox
Xem chi tiết
Mon lù
Xem chi tiết
bùi việt anh
Xem chi tiết
Huy Tran
Xem chi tiết
BlueWinter
Xem chi tiết
Nam Errol
Xem chi tiết
Fox :/
Xem chi tiết
Mi Bạc Hà
Xem chi tiết