Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
hari Suka

Viết đoạn văn (8-10 câu) nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa qua bài ca dao:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

phuongenglish
25 tháng 2 2020 lúc 10:37

Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam kinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru chan chứa nước mắt:

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua, chát chát, xát mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh trôi nổi theo sóng. Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.​
Số phận của người phụ nữ cũng được ví như trái bần này, long đong , chìm nổi. Người phụ nữ phải chịu khổ cực trong xã hội cũ.
Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thía và rúng động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa.

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
26 tháng 2 2020 lúc 13:18

Đoạn văn trên đã vẽ nên hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ở câu lục, ta đã bắt gặp hình ảnh so sánh "thân em" với "trái bần trôi". Hình ảnh ấy khiến chúng ta không khỏi xót xa, chạnh lòng. Bởi lẽ nói như vậy chẳng khác nào nói đến sự trôi nổi, bấp bênh của cuộc đời người phụ nữ. Họ sống dật dờ, lay lắt nay đây mai đó. Họ sống vô phương định hình, họ chẳng biết cuộc đời mình đi đâu, về đâu, trôi theo hướng nào. Và rồi câu câu bát đã chứng minh cho kiếp người lưu lạc của người con gái trong xã hội xưa "Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu". Với việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên "gió", "sóng" kết hợp với các động từ mạnh "dập", "dồi" cùng câu hỏi tu từ đã cho chúng ta thấy thân phận khổ cực của người phụ nữ xưa. Thật là đau đớn. Người phụ nữ ngày nay không bị chà đạp như xã hội xưa, họ được đối xử bình đẳng tuy nhiên đâu đây vẫn còn những người bị chồng đánh đập, chà đạp, đối xử tàn nhẫn. Chính vì vậy, chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ bởi vì họ được xứng đáng hưởng những điều tốt đẹp nhất.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
14 tháng 4 2020 lúc 19:36

Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trữ tình là những câu hát than thân thường mở đầu bằng mô típ “ thân em”. Qua đó, phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch, oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng! Mảng ca dao mở đầu bằng “thân em” trở thành mô típ dể nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày:


Các câu hỏi tương tự
Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thiên An
Xem chi tiết
Nguyễn Công Đạt
Xem chi tiết
Trúc An
Xem chi tiết
Khởi My
Xem chi tiết
Nguyễn minh thư
Xem chi tiết
Linh Trịnh Thị PHương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Linh
Xem chi tiết