Lão Hạc là một người nông nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm. Sau khi bán cậu Vàng, người bạn duy nhất của ông khi về già, ông thấy rất hối hận.vì là ng` có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm nên ông đã tự kết liểu mình bằng chính cái chết mà chó hay nhận được đó là bả chó. Không ai hiểu vì sao lão chết ,chỉ có binh Tư và ông Giáo hiểu. Qua cái chết của Lão ta cũng có thể thấy dc một ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là vì lòng yêu thương con trai mình, dành dụm tiền cho con, vì muốn tạ tội với cậu vàng.Cái chết của lão còn mang một hàm ý là muốn tố cáo xã cũ nửa phong kiến và qua đó chứng minh dc rằng lão là một con ng` nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng.
Truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn là một tác phẩm như thế. Nhân vật chính của tác phẩm là lão Hạc. Lão Hạc là một người nông nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng rất cao. Dù có một hoàn cảnh bất hạnh, đau đớn khốn khổ nhưng lão vẫn giữ được tình yêu thương đối với những người thân yêu của mình. Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện sự tư tưởng nhân đạo tiến bộ và sâu sắc. Mặc dù lão phải sống khốn khổ, nghèo túng nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng đã nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn trong sáng, yêu thương và đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình. Lão yêu thương con hết mực. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Qua đó, nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối với phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân “như những con lợn không tư tưởng”. Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!