Văn bản ngữ văn 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thơ Mai

Viết bài văn về virus corona😭😭

Trịnh Long
7 tháng 8 2020 lúc 7:52
*Nghị luận về thực trạng tin giả trong thời điểm dịch Covid-19

Trong bối cảnh dịch bệnh Corona vẫn tiếp tục lan rộng, các tin giả mọc lên như nấm gây nhiều hoang mang trên các mạng xã hội. Liên tiếp nhiều ngày qua, lực lượng công an các tỉnh, thành như Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Đắk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu... đã xử phạt nhiều trường hợp tung tin thất thiệt về virus Corona. Cùng với đó rất nhiều thông tin về số người nhiễm, số người chết vì dịch virus Corona tạo nên luồng thông tin hỗn loạn trên mạng xã hội và tác động ngược tới đời sống thật. Thực tế cho thấy, mục đích của những người tung tin thất thiệt thường là để thỏa mãn tính háo danh. Những thông tin giả mạo được đăng tải khiến người đọc hoang mang nguy cơ gây bất ổn xã hội. Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo vệ sức khỏe người dân, rất cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Dịch bệnh sẽ không đáng lo ngại quá mức nếu cộng đồng thật sự hiểu và chủ động biết cách phòng, chống không hoang mang, lo lắng thái quá. Ngoài ra, bản thân mỗi người cần hết sức bình tĩnh, sáng suốt trong tiếp nhận và xử lý thông tin, theo dõi sát thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh, không nghe theo, không lan truyền thông tin không xác thực, kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng các trường hợp đăng thông tin bịa đặt, sai sự thật.

*Nghị luận về thực trạng kỳ thị người vùng dịch
Có những thứ giết chết con người nhanh hơn cả dịch bệnh đó là sự kỳ thị. Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, khuyến cáo từ Bộ Y Tế đã đưa ra các giải pháp nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid nhưng vẫn còn một bộ phận người dân có thái độ kỳ thị những người trở về từ vùng dịch hoặc người nhiễm bệnh. Tại sao có sự xa lánh, kỳ thị này? Bản chất của kỳ thị thường gắn liền với những căn bệnh nguy hiểm, khó chữa do vậy người sợ tránh xa, hoặc do sự thiếu hiểu biết hoặc không đầy đủ về Covid-19. Để rồi họ sẵn sàng buông những lời lẽ thô tục, những hành động thiếu đạo đức làm tổn hại đến những người vô tội. Và rồi, người chịu nhiều thiệt thòi nhất lại là những người cần tình yêu thương nhất. Thay vì kỳ thị chúng ta nên cần hiểu rõ vấn đề, luôn tin tưởng vào các cơ quan chức năng, đội ngũ bác sĩ của chúng ta. Đặc biệt, dành tình cảm, tình yêu thương và sự quan tâm đến những người nhiễm và tiếp xúc với người bệnh để họ có thể an tâm điều trị. Chỉ có vậy, nước ta mới có thể đẩy lùi và chữa trị dứt điểm những trường hợp còn lại. Là những người trẻ - chúng ta cần nhận thức đúng đắn về vấn đề đồng thời tuyên truyền cho mọi người biết và hiểu về nó, đẩy lùi những hành động xấu, dịch bệnh xấu khỏi Việt Nam và Thế giới.

Nguyen
9 tháng 8 2020 lúc 9:19

Đại dịch COVID-19 nổ ra đã làm đảo lộn mọi mặt trong cuộc sống của toàn nhân loại. Hiếm khi trong đời người chúng ta được chứng kiến vấn đề sức khỏe của người dân từ mọi quốc gia trên thế giới lại được quan tâm cùng thời điểm như vậy. Và không chỉ dừng lại ở mối quan tâm, nó còn là sự lo lắng thậm chí hoảng sợ đến tuyệt vọng ở nhiều nơi khi bệnh dịch đã tấn công. Ngoài Vũ Hán – Trung Quốc là nơi bắt đầu nguồn dịch, các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ lại là những nơi mà đại dịch lây lan và có hậu quả nghiêm trọng cho dù họ có hệ thống y tế được xem là hiện đại của thế giới.

Trong bối cảnh đó, người dân Việt Nam và cả quốc tế đã và đang ngạc nhiên về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam do những nhận định, và quyết sách phù hợp. Việt Nam đã đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận để giúp người dân vẫn giữ được cuộc sống ít đảo lộn nhất có thể dù rằng như nhiều người ví von có lẽ trong cuộc đời đây là một cái Tết dài nhất mà họ có.

Chúng ta vẫn phải duy trì một cuộc sống ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt những người lớn tuổi và/hoặc có các bệnh lý nền mạn tính như tim mạch tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, … vì những đối tượng này có kết cục xấu hơn khi mắc COVID-19.

Thật ra, trước khi có đại dịch COVID-19, bệnh tim vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao nhất, chiếm hơn 40% số ca tử vong. Và những người ở các nước nghèo có tỉ lệ chết vì bệnh tim cao hơn 2,5 lần so với những người ở các nước giàu hơn trong một nghiên cứu trên 21 quốc gia. Chỉ tính riêng năm 2017, bệnh tim là nguyên nhân tử vong của khoảng 17,7 triệu người. Và Việt Nam chúng ta không là ngoại lệ, cứ 10 người tử vong ở nước ta thì có đến 7 người mắc bệnh thuộc nhóm này. Như vậy, nếu như trước đây những bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường chỉ cần tuân thủ chế độ theo dõi điều trị để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh thì bây giờ càng phải tuân thủ chặt chẽ hơn nữa nhằm có được sức khỏe tốt nhất để có thể đương đầu với dịch bệnh một cách an toàn nhất, ít rủi ro nhất.

Tại các nước phương Tây phát triển, rất nhiều ca nhiễm và tử vong là những người lớn tuổi, những người sống một mình hay trong các viện dưỡng lão, nhìn lại Việt Nam chúng ta có thể thấy rõ nét văn hóa truyền thống của Việt Nam trong hoàn cảnh này lại rất có ích khi những thế hệ con cháu thường sống cùng hoặc rất gần gũi để có thể chăm sóc cha mẹ ông bà mình được tốt hơn.

Mặc dù có những điều kiện thuận lợi kể trên, chắc chắn một vấn đề rất quan trọng không thể phủ nhận là người bệnh và/hoặc người thân dù muốn được bác sĩ theo dõi bệnh định kỳ và thường xuyên nhưng cảm thấy lo lắng không an tâm khi đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh với suy nghĩ về nguy cơ bị lây nhiễm virus corona.

Thực tế hơn 2 tháng vừa qua kể từ sau Tết, bản thân tôi cũng đã được nhận rất nhiều những thắc mắc cũng như chia sẻ của bệnh nhân và thân nhân, trực tiếp cũng như qua điện thoại, về những lo ngại rất thực tế này.

Nếu tôi lên Sài Gòn khám bệnh có yên tâm không bác sĩ? Đến bệnh viện/phòng khám lúc này có thể bị nhiễm virus corona không bác sĩ? Tôi sợ nhiễm con virus nên tôi không lên khám được, tôi mua thuốc tạm ở quê uống được không bác sĩ? Nhiều người cản nói tôi đừng lên thành phố khám mà tôi nhất định phải lên gặp bác sĩ để lấy thuốc về uống, chứ bệnh tim huyết áp và tiểu đường mà không theo dõi uống thuốc đều đặn còn mau chết hơn nhiễm con virus kia. Có bác thì ở quê xa và không đi xe khách lên Sài Gòn khám được vì quy định của thành phố, lại không có tiền thuê xe riêng đi như một số bệnh nhân khác nên con bác phải chở xe máy lên, mà bác lại ngồi xe lăn chứ không đi lại tốt như người khác, bác bảo phải ráng lên khám để lấy thuốc uống bác sĩ ạ, nhà tôi ở quê xa xôi đâu có mua được thuốc uống … Từ nhà đến bệnh viện khám tôi luôn mang khẩu trang và cái mũ che mặt này, con tôi mua cho mẹ để đi khám cho yên tâm. Tôi theo dõi tin tức thường xuyên nên ngoài đeo khẩu trang tôi còn đeo găng tay cho yên tâm …

Rất nhiều chia sẻ cùng những khó khăn như vậy của bệnh nhân gặp phải trong hoàn cảnh thực tế hiện nay, thậm chí nhiều bệnh nhân không đi khám vì sợ và cũng không mua được thuốc nên ngưng điều trị …

Chưa bao giờ điện thoại tôi rung lên nhiều như vậy, các cuộc tư vấn dài như vậy… Vui là các cuộc tư vấn đó giúp được cho người bệnh. Qua tư vấn tôi còn cảm nhận bệnh nhân chưa có biết hết các chính sách nhà nước hỗ trợ và chăm sóc cho người bệnh nhân mạn tính.

Chẳng hạn những bệnh nhân có Bảo hiểm y tế sẽ được nhận 2 tháng thuốc thay vì 1 tháng như khi chưa có dịch bệnh, người già trên 80 tuổi thì con cháu có thể đến nhận thuốc thay, … Và nhiều bệnh viên, cơ sở y tế công lập và tư nhân, ngoài việc tổ chức công tác sàng lọc bệnh nhân rất kỹ lưỡng đề phòng chống lây nhiễm bệnh, còn đưa ra nhiều phương thức hỗ trợ như người nhà đến khai bệnh cho bác sĩ thay bệnh nhân lớn tuổi đi lại khó khăn, hay bác sĩ sẽ nói chuyện trực tiếp với bệnh nhân qua điện thoại hoặc các cuộc gọi video nhờ các ứng dụng trực tuyến phổ biến qua đó sẽ tư vấn và điều chỉnh thuốc cho bệnh nhân.

Chúng ta đang phải trải qua một giai đoạn khó khăn và thử thách rất lớn, thế nên để những bệnh nhân bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, … có thể tuân thủ điều trị và kiểm soát tốt bệnh của mình trong mùa dịch không dễ dàng gì, nhưng nếu bệnh nhân/thân nhân nhận thức được tầm quan trọng của việc theo dõi và tuân thủ điều trị cùng với sự hỗ trợ tốt nhất phù hợp nhất từ các cơ sở y tế và các bác sĩ, chúng ta sẽ cùng nhau sống vui, sống khỏe để vượt qua đại dịch này an toàn nhất có thể.


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Thu Hương
Xem chi tiết
Phạm Quang Anh
Xem chi tiết
Ban Mai Xanh
Xem chi tiết
Nguyễn thị kim ngọc
Xem chi tiết
Ann Yoongii
Xem chi tiết
Đinh Nam
Xem chi tiết
Phạm QuỳnhAnh
Xem chi tiết
Kiên Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Gia Hưng
Xem chi tiết