Tập làm văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
phạm thuỳ linh

viết bài văn thuyết minh giới thiệu về tác giả nguyễn ái quốc và văn bàn thuế máu

luong nguyen
13 tháng 6 2018 lúc 15:06

viết bài văn thuyết minh giới thiệu về tác giả nguyễn ái quốc:Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!

viết bài văn thuyết minh giới thiệu về văn bản thuế máu:

luong nguyen
13 tháng 6 2018 lúc 15:07

viết bài văn thuyết minh giới thiệu về tác giả nguyễn ái quốc và văn bản thuế máu:Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "Annamít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé(2) nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do". Nhưng họ đã phải trả bằng một giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lý và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu. Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Bancăng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì đã anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mácnơ, hoặc trong bãi lầy miền Sămpanhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế.
Cuối cùng, ở hậu phương, những người làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn "bôsơ"(3), nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; đằng nào cũng thế thôi, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì đã hít phải hơi ngạt vậy.
Tổng cộng có 700.000 người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, 80.000 người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa!
http://entity.xalo.vn/ebook/vn/b/ban%20a...

THUẾ MÁU
Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.

Thiên Chỉ Hạc
14 tháng 6 2018 lúc 14:48

I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Ái Quốc và hoàn cảnh ra đời của Bản án chế độ thực dân.
- Giới thiệu trích đoạn Thuế máu thuộc chương 1 của tác phẩm, trong đó phần I mang tên "Chiến tranh va Người bản xứ" thể hiện rõ bộ mặt của bọn quan cai trị đối với người dân thuộc địa.
II. Thân bài:
Chứng minh thái độ của các quan cai trị đối với người dân bản địa:
- Trước năm 1914, người dân thuộc địa bị coi là "Những tên da đen bẩn thỉu", bị gọi bằng cái tên "An-nam-mit" bẩn thỉu. An-nam-mit là cái tên chúng gọi người Việt Nam một cách khinh miệt, khi đó họ chỉ là những người nô lệ cho tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Bọn người cai trị luôn cho rằng tộc người da trắng là tộc người cao quý vì vậy chúng cho tất cả những tộc người khác là thấp hèn và tạo ra một khoảng cách về phân biệt đối xử. Người dân thuộc địa "giỏi lắm cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta". Giọng mỉa mai, đả kích sâu cay cho thấy bản chất dã man tàn ác của thực dân Pháp đô hộ lên đất nước, biến những người dân thuộc địa thành nô lệ, xúc vật.
- Khi chiến tranh "vui tươi" xảy ra, chữ "vui tươi" mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng đầy sự cham biếm cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đế quốc tranh giành quyền lợi, hãy xem họ đối xử như thế nào với người dân? Số phận của họ được thay đổi đến mức không ngờ. Họ được đề cao, trọng vọng, được các quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bé coi là "Con yêu", "bạn hiền", thậm chí họ còn được đề bạt lên chức danh "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do". Đáng ra với chức danh ấy, họ phải được đối xử giống như kiểu "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" nhưng thực chất cuộc sống của họ không những không được nâng cao mà ngược lại. "Hữu danh vô thực", họ chỉ được cái chức danh mà bọn chúng đặt cho, ngoài ra chẳng có quyền lợi gì hết.
=> Để đạt được tham vọng của mình, bọn quan cai trị không từ thủ đoạn bỉ ổi, tìm cách tâng bốc, đề giá trị của người dân để biến họ trở thành tay sai, trở thành vật hi sinh cho những quyền lực và lợi ích của chúng.
III. Kết bài:
=> Với giọng mỉa mai, đả kích, ngòi bút của Nguyẽn Ái Quốc vạch trần bộ mặt giả dối cũng như bản chất tàn ác của bọn quan lại luôn coi mình là "phụ mẫu".
- Phần I đã góp phần tạo ra 1 tiếng nói đanh thép vào bản cáo trạng chung về tội ác của thực dân Pháp.

Thiên Chỉ Hạc
14 tháng 6 2018 lúc 14:49

Bản án chế độ thực dân Pháp của lãnh tụ cách mạng Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Pa-ri năm 1925 và xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục có tựa đề Gửi thanh niên Việt Nam, nội dung tố cáo và kết án tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… đồng thời phản ánh tình cảnh tủi nhục khốn cùng của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới. Từ đó, bước đầu tác giả vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn để các dân tộc tự giải phóng, giành quyền độc lập.

Chương Thuế máu (Trích từ chương I – Bản án chế độ thực dân Pháp) có sự kết hợp tài tình của nhiều hình thức thể loại: phóng sự, văn chương thẩm mĩ, nhưng trên hết và trước hết, nó là một tác phẩm văn chính luận, mang đây đủ đặc trưng của một tác phẩm văn chính luận. Viết Thuế máu, Nguyễn Ái Quốc muốn vạch trần chân tướng dã man, tàn ác, xảo trá, đê hèn của thực dân Pháp, đồng thời để thức tỉnh nhanh chóng nhân dân các nước thuộc địa cổ vũ họ đứng lên đấu tranh. Nguyễn Ái Quốc đã đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức trên khắp thế giới và bênh vực quyền sống của họ. Người lên án mạnh mẽ các thủ đoạn xấu xa của thực dân Pháp và bè lũ tay sai nhằm xô đẩy hàng chục vạn dân vô tội vào lò lửa chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), biến họ thành vật hi sinh cho những tham vọng ngông cuồng của bọn đế quốc.

Có thể khẳng định rằng, tác phẩm thuyết phục người đọc một cách mạnh mẽ bởi hệ thống luận điểm đúng đắn độc đáo, những lí lẽ, dân chứng xác đáng và phương pháp lập luận đa dạng. Văn bản Thuế máu có một luận điểm bao trùm qua tên chương và ba luận điểm cụ thể ứng với tên gọi ba phần của nó.

Bài văn gây ấn tượng với người đọc ngay từ tên tiêu đề Thuế máu. Trên thực tế, không có một loại thuế nào có tên như vậy, người ta chỉ thấy thuế muối, thuế gạo, thuế thóc,… Tiêu đề Thuế máu thể hiện như một luận điểm chìm, mang ý nghĩa tiềm ẩn. Tên tiêu đề đã vạch trần được chính sách bóc lột xương máu dã man của thực dân Pháp, tác giả đã để cho hai chữ Thuế máu tự nó nói lên ý nghĩa. Đó là thứ thuế độc ác nhất, man rợ nhất, kì lạ nhất là thứ thuế đánh vào mạng sống, xương máu người dân các nước thuộc địa. Do vậy, bản thân tên gọi của chương văn cũng đã toát lên tinh thần tố cáo, lên án, buộc tội chế độ thực dân Pháp.

Kết cấu ba phần của chương là sự triển khai luận điểm bao trùm nói trên. Ba luận điểm cụ thể cũng được nêu ra qua tên gọi của ba phần, cũng với tính chất hàm ẩn tương tự. Chiến tranh và người bản xứ: Người dân các nước thuộc địa đã bị xô đẩy vào cuộc chiến tranh như thế nào? Chế độ lính tình nguyện: Phải chăng người dân thuộc địa nguyện đi lính cho Pháp? Kết quả của sự hi sinh: Người dân thuộc địa được gì sau cuộc chiến tranh? Văn bản được xây dựng bằng một hệ thống luận điểm chặt chẽ, thông qua hệ thống luận điểm này người đọc biết được đối tượng, nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự bóc lột về xương máu của thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa, hiểu được những thủ đoạn dã man của bọn chúng và thêm cảm thông, thấu hiểu số phận của những người dân phụ thuộc. Ba phần của chương Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian: trước, trong và sau khi xảy ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Với cách sắp xếp này, tác giả đã phơi bày toàn diện, triệt để bộ mặt giả nhân giả nghĩa, trơ trẽn, bản chất tàn bạo của chính quyền thực dân xung quanh việc bóc lột bằng “thuế máu”, đồng thời sự thật thảm thương về số phận người dân ở các nước thuộc địa cũng được thể hiện sinh động, cụ thể.

Bên cạnh cách nêu luận điểm độc đáo, tác giả Thuế máu còn sử dụng kết hợp các phương pháp lập luận nhằm xác lập luận điểm cho từng phần và mối quan hệ giữa các phần. Đây chính là một trong những đặc điểm của phong cách chính luận Nguyễn Ái Quốc. Toàn chương có hai phương pháp lập luận cơ bản. Thứ nhất: lập luận theo quan niệm thời gian: trước chiến tranh – trong chiến tranh – sau chiến tranh. Thứ hai: lập luận theo quan hệ nhân quả (căn cứ vào số phận của người dân phải nộp thuế máu): chiến tranh – bị đi lính – kết quả nhận được.

Đặc biệt, ở mỗi phần của chương cũng thể hiện sự kết hợp nhiều phương pháp lập luận. Trong chương thứ nhất: Chiến tranh và người bản xứ, Nguyễn Ái Quốc kết hợp nhuần nhuyễn ba phương pháp lập luận: Lập luận theo quan hệ thời gian: trước chiến tranh – khi chiến tranh bùng nổ; lập luận theo quan hệ liên tưởng so sánh: thái độ của các quan cai trị thực dân đối với “người bản xứ” ở hai thời điểm trước và sau chiến tranh; Lập luận theo quan hệ nhân quả: cái “vinh dự đột ngột” mà thực dân Pháp dành cho người bản xứ và cái giá đắt mà họ phải trả cho cái “vinh dự đột ngột” ấy.

Sự kết hợp các phương pháp lập luận này có tác dụng làm nổi bật thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân đã bắt đầu biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh, đồng thời làm hiện rõ số phận thê thảm của những người vô tội.

Thuế máu là chương mở đầu của “bản án kết tội” thực dân Pháp. Muốn kết tội đối phương, cần phải có lí lẽ sắc bén, chứng cứ rõ ràng, không thể chối cãi. Cách nêu lí lẽ và dẫn chứng của Nguyễn Ái Quốc là dùng ngay luận điệu và hành động thực tế của kẻ thù mà vạch mặt chỉ tên chúng trước vành móng ngựa, làm cho chúng lộ rõ nguyên hình. Chính vì thế, ta gặp không ít những câu và từ ngữ vốn được thốt ra từ cửa miệng bọn quan lại thực dân được trích lại dưới dạng này hay dạng khác: Những tên da đen bẩn thỉu/ Những tên An- nam-mít bẩn thỉu/ con yêu/ bạn hiền/ chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do/ Vật liệu biết nói/ các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương…/ Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đư…Nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Ái Quốc thật tài tình.

Để lí lẽ thêm hùng hồn và bằng chứng thêm thuyết phục, tác giả đã sử dụng những cách liên kết thật đa dạng, chặt chẽ, mà phổ biến là dùng các trạng từ tình thái, các cặp quan hệ từ hô ứng theo quan hệ tương phản hoặc tương đồng:

Trước năm 1914, họ chỉ những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam- mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng họ đã phải trả bằng một cái giá khá đắt cho cái vinh dự đột ngột ấy…

“Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nê-gơ-rô lẫn người An-nam-mít mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu”.

Những cụm từ hô ứng theo thời gian như: “Từ bao đời nay… nay…”, “thoạt tiên… sau đó” hoặc quan hệ trật tự logic: “Thế là… như thế là”, “một mặt… mặt khác…” có vai trò vạch rõ tội ác của bọn thực dân. Còn khi cần bác bỏ luận điệu lừa bịp, xảo trá của kẻ thù, Hồ Chí Minh sử dụng các kiểu câu hỏi phủ định: “Nếu quả thật… tại sao… phải chẳng là…”.

Không chỉ dừng lại ở những đặc sắc trong cách trình bày luận điểm, trong phương pháp lập luận và cách nêu lí lẽ, dẫn chứng. Tác phẩm có sức thuyết phục cao độ và còn do giá trị biểu cảm đặc sắc của nó thông qua hệ thống các hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Đó là những hình ảnh: “cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi”, “đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. “những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng… “bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ…”,….

Chứng Minh Thuế Máu Là Một Áng Văn Chính Luận Mẫu Mực Và Độc Đáo

Cùng với hệ thống hình ảnh sinh động giàu sức tố cáo (vì mang sức mạnh của sự thật) là ngôn từ mang màu sắc châm biếm và giọng điệu trào phúng, khi giễu cợt mỉa mai, lúc xót xa căm giận, từ đó toát lên lòng căm phẫn bọn thực dân tàn ác, tráo trở, niềm thương cảm cho số phận người dân nô lệ bị lợi dụng và bóc lột “thuế máu”. Đây là kết quả của sự thống nhất giữa lí trí, trí tuệ tỉnh táo và tình cảm nhân đạo cao cả trong tâm hồn Nguyễn Ái Quốc.

Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu chung của tác phẩm, người đọc nhận ra thái độ yêu ghét rõ ràng của tác giả: căm phẫn chính quyền thực dân tàn ác và xót xa thương cảm cho thân phận người dân nô lệ của các nước thuộc địa bị bóc lột đến cả xương máu, tính mạng.

Đoạn trích Thuế máu của tác giả Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần được bản chất độc ác, xấu xa và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân Pháp. Qua tác phẩm này, nhà văn lên tiếng tố cáo mạnh mẽ, đồng thời thể hiện niềm thương cảm của mình đối với người dân thuộc địa.


Các câu hỏi tương tự
Lê Hồng Ánh
Xem chi tiết
42 Bảo Trân 8/7
Xem chi tiết
Trần Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
Lam Dang
Xem chi tiết
Lie Tie
Xem chi tiết
Đoàn Thị Thanh hải
Xem chi tiết
Diễm Hòa
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Trung Hiếu
Xem chi tiết
Phàn Tử Hắc
Xem chi tiết