Loài người chúng ta, từ thời “Ăn lông ở lỗ” đến xã hội văn minh ngày nay lúc nào cũng được sự che chở của “mái nhà thiên nhiên” mà sống vui, sống khỏe và phát triển không ngừng. Cho nên nói đến thiên nhiên ta cảm thấy nó rất gần gũi thân thương. Bởi “thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên”.
Chân lí ấy đã được khẳng định hùng hồn qua thực tế cuộc sống của con người chúng ta.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thiên nhiên là gì ? Thiên nhiên là tất cả những gì ở bên ngoài con người, xung quanh con người, không do bàn tay của con người làm nên. Thiên nhiên còn là bầu trời, là rừng, là biển, là sông, là suối, là cây cỏ, chim muông... Tất cả những thứ đó luôn luôn ở bên cạnh con người để bảo vệ và giúp ích cho con người.
Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo. thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uổng, quần áo để mặc, khí trời để thở... đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn. Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó cung cấp điện năng khổng lồ.
Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy bụi khói, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thây vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe liếng suôi róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở. ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư. Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nôn cao rộng mênh mông như trời như biển.
Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn... làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người. Thiên nhiên quá là nguồn sáng tạo của thơ ca nghệ thuật, là nguồn nghiên cứu phát minh của khoa học kĩ thuật.
Thiên nhiên có ích như thế, cần thiết với con người là thế. Cho nên từ xưa con người đã yêu mến và bảo vệ thiên nhiên như người bạn quý. Văn chương nghệ thuật bao giờ cũng trân trọng yêu quý thiên nhiên. Các nhà hội họa, nhà văn, nhà thơ, các nhạc sĩ đều dành cho thiên nhicn một tinh cảm đặc biệt... Những bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ đã nâng giá trị vốn có của thiên nhiên lên một bậc. Đọc thơ của các thi sĩ ta càng thấy thiên nhiên muôn màu, muôn vẻ. Nguyễn Trãi thì:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Còn Nguyễn Du lại là:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Đọc thơ Hồ Chí Minh ta lại thấy thiên nhiên thực sự là con người, là bạn đồng tâm, đồng chí, từ ánh trăng qua cửa sổ phòng giam hay núi rừng Việt Bắc, đến bóng cây cổ thụ, nhành hoa, tiếng suôi giữa rừng đêm.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được sự cần thiết của thiên nhiên trong cuộc sống của con người, thì phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên như một người hạn quý. Cho nên hơn lúc nào hết, chúng ta hãy thực hiện cấp bách nhiệm vụ “Hãy bảo vệ thiên nhiên” để tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp trong bầu không khí trong lành của thiên nhiên.
Nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ đã từng viết:
Con người không có tình yêu
Như trái đất này không có lá.
Vâng, tình yêu cần thiết cho con người như thế nào thì thiên nhiên cũng cần thiết cho con người như thế ấy. Chính vì vậy mà thật chính xác khi nói rằng “bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.
Thật vậy, những cánh rừng bát ngát xanh từ bao đời nay đã gắn bó với con người như một người bạn tốt. Rừng ví như một lá phổ khổng lồ để thanh lọc bầu không khí của con người. Nhịp thở đều đặn, kiên nhẫn của rừng cũng chính là nhịp thở khoẻ mạnh của mỗi thân thể cường tráng của chúng ta. Rừng còn là một bức bình phong vĩ đại, một vành đai vững trắc để tránh gió bão từ biển khơi cuồng nộ cuốn vào hòng phá tan cuộc sống của chúng ta. Cũng nhờ vành đai ấy mà đất đai không bị sạt lở, cuốn trôi ra biển. Cuộc sống con người chỉ thực sự yên bình khi ngoài kia, những cánh rừng được phủ xanh bát ngát, vẫn rì rào cùng gió ngàn muôn thuở. Chưa hết, rừng còn chứa đựng trong lòng nó biết bao tài nguyên quý giá. Bên cạnh nguồn cung cấp gỗ quý phục vụ xuất khẩu, sinh hoạt của con người. Rừng còn là nguồn dược liệu vô cùng quan trọng. Biết bào loài thực vật đã trở thành những bài thuốc có giá trị chữa bệnh cho con người. Rừng còn là xứ sở của những loài động vật phong phú, đa dạng, đóng góp biết bao lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Những mỏ khoáng sản mà con người tìm thấy từ sâu thẳm trong lòng đất cũng đã nói với chúng ta rằng: sự có mặt của rừng là một phần không thể thiếu trong sự sống và phát triển nhiều mặt của con người.
Còn nhớ, trong những năm chiến tranh ác liệt, rừng cũng đã không ngại dâng hiến sức vóc của mình để che chở cho con người và góp phần lập chiến công. “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Rừng cũng đã phải gánh chịu những mất mát, hi sinh, những tổn thất nặng nền như dân tộc chúng ta: những trận bôm rung trời chuyển đất, những đợt đại bác liên hồi và tàn bạo, nhất là chất độc màu da cam … đã làm bao cánh rừng cụt ngọn, cháy két, nham nhở vết thương. Nhưng, kì diệu thay, cũng như con người Việt Nam, rừng vẫn không chịu đầu hàng, kiêu hãnh vươn lên trong tư thế kiên cường, bất khuất. Những cánh rừng đi ra từ chiến tranh dần hồi sinh, mạnh mẽ, giàu sức sống hơn xưa. Rừng đã cùng chúng ta đánh giặc. Rừng lại tiếp tục cùng ta dựng xây một Việt Nam ngày càng lớn mạnh không ngừng.
Nhưng, tại sao vẫn nghe thấy tiếng kêu cứu khẩn thiết từ đại ngàn vọng lại ? Vâng, lại bắt đầu từ chính tham vọng của con người. Tất nhiên, không phải là tất cả nhưng dù chỉ một bộ phận nhỏ thôi cũng gây lên bao đau đớn cho người bạn của chúng ta. Chỉ vì lợi nhuận, một số kẻ không chiến thắng nổi lòng tham đã tàn phá sức vóc cường tráng của rừng. Nạn đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn rất bừa bãi. Những loại thú quý hiếm ngày một khan hiếm dần. Và hậu quả thế nào, hẳn chúng ta đã thấm. Thiên tai xảy ra liên miên. Con người chứ không ai khác lại là nạn nhân của cơn cuồng nộ dữ dội từ thiên nhiên. Thiên nhiên nổi dậy, giận dữ, điên cuồng chính là sự trừng phạt cho hành động phản bội, thiếu ý thức dựng xây của chính con người ấy thôi… Không biết, những kẻ thiếu lương tri và trách nhiệm có một phút nào tự vấn lương tâm khi chứng kiến những trận cuồng phong của thiên nhiên ?
Rừng đang kêu cứu, những con người có lương tâm cũng đang kêu cứu. Cứu lấy rừng và cũng chính là cứu lấy cuộc sống của con người. Lời kêu cứu đang rất dòng dã, thúc giục. Mỗi người chúng ta hay cùng nhau góp sức bởi: bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Cuộc sống luôn luôn là một sự chứng minh hùng hồn cho chân lí đó. Trước hết, chúng ta cần hiểu thiên nhiên là gì? Nói một cách khái quát, thiên nhiên là tất cả những gì ở bên ngoài con người, xung quanh con người, không do bàn tay của con người làm nên. Nói một cách cụ thể, thiên nhiên là bầu trời, là rừng, là biển, là sông, là suối, là cây cỏ, chim muông... Tất cả những thứ đó luôn luôn ở bên cạnh con người, bảo vệ con người, giúp ích cho con người.
Từ xưa đến nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người. Cơm gạo, thịt cá, nhà để ở, áo để mặc, nước để uống, khí trời để thở... đều do thiên nhiên cung cấp; con người càng tự mình tạo nên nhiều sản phẩm, càng cần có sự giúp đỡ của thiên nhiên, lại càng thấy lợi ích của thiên nhiên. Mặt trời ngày xưa chỉ sưởi ấm và chiếu sáng thì nay lại trở thành một nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Một ngọn thác, một con suối, một dòng sông giờ đây không chỉ là một bức tranh phong cảnh, một con đường giao lưu, một nguồn nước, một nguồn thuỷ sản mà còn là những nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Một rừng cây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh, mà còn là nguồn điều hoà lũ lụt, là lá phổi khổng lồ cho con người được hít thở không khí trong lành.
Không chỉ giúp ích cho con người trong đời sống vật chất, thiên nhiên còn có một lợi ích to lớn trong đời sống tinh thần của con người. Sau những giờ, những ngày, những tháng lao động vất vả và căng thẳng bên cỗ máy, bên bàn giấy, trong phòng nghiên cứu, giữa những bức tường hoặc giữa những đường phố đông người và đầy khói bụi, thì một bầu trời bao la có không khí trong sạch trên một sườn núi mát mẻ, bên một cánh rừng thông, một hồ nước, hoặc trước biển mênh mông chói nắng có tiếng sóng gầm gào, sẽ giúp cho con người tái tạo lại sức khoẻ, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi, chỉ riêng màu xanh của lá cây hay một tiếng suối róc rách bên rừng cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và yên tĩnh. Nhìn một đoá hoa nở, ngắm một cánh chim hay, con người cũng có thể nhận được một niềm vui lớn, vượt qua một nỗi buồn hay một khó khăn thất bại. Thiên nhiên làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng như trời, xanh tươi như rừng, mênh mông như biển, phong phú hài hoà cùng vạn vật.
Thiên nhiên là nguồn sáng tạo của thơ ca nghệ thuật, nguồn nghiên cứu phát minh của khoa học kĩ thuật. Chính vẻ đẹp của thiên nhiên, của núi sông hùng vĩ, của hoa lá chim muông đem đến cho con người khát vọng nghĩ suy về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của mọt cành mặt trời mọc, một áng mây chiều, một đêm trăng sáng... làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, nhạc, hoạ. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người. Sự kì diệu trong cấu tạo của một ngọn lá, chiếc rễ cây, trong dáng một cánh chim bay, một con cá lặn, trong hướng bay của một đàn chim di trú... cũng gợi lên bao suy nghĩ, tìm tòi của nhiều thế hệ nhà khoa học.
Thiên nhiên có ích là thế, tốt lành với con người là thế. Cho nên từ xưa con người đã yêu mến và bảo vệ thiên nhiên như người bạn quý.
Văn chương nghệ thuật đã coi thiên nhiên là người bạn không thể thiếu được của con người. Không thể đếm hết những bài thơ, bức hoạ ca ngợi vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên. Nhà họa sĩ phong cảnh nổi tiếng Lê-vi-tan được hàng triệu người hâm mộ vì bức tranh "Mùa thu vàng" tuyệt diệu và những bức tranh về thiên nhiên nước Nga dịu dàng, trong sáng, tĩnh lặng.
Nguyễn Du làm say mê bao thế hệ vì những cảnh sắc thiên nhiên trong thơ:
"Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng"
Thiên nhiên trong thơ Bác Hồ thực sự là con người, là người bạn tri âm, tri kỉ, từ ánh trăng qua cửa sổ phòng giam hay núi rừng Việt Bắc, đến bóng cây cổ thụ, nhành hoa, tiếng suối giữa rừng đêm:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"
Ngày nay, nền công nghiệp càng phát triển, con người càng sống nhiều trong các đô thị thì càng thấy thiên nhiên cần thiết và gần gũi. Một chậu hoa ngoài hiên, mấy giỏ phong lan trước thềm, đôi khi chỉ có một nhánh trầu leo tường, cũng giúp cho người thành phố đỡ được nỗi thiếu vắng thiên nhiên. Đối với mỗi người dân thành thị, được đến Thảo Cầm Viên trong ngày nghỉ việc, được đứng dưới những tán cây cổ thụ, ngắm một chú voi, chú khỉ, chú gấu, nghe tiếng hót của chim hoạ mi, thưởng thức sắc lông của chim sơn tước... là cả một niềm vui.
Các thành phố càng mở rộng quy mô thì không gian dành cho những công viên càng phải lớn. Không có các thứ đó, con người thành phố không những sẽ trở nên khô cằn về tình cảm mà còn có nguy cơ thiếu cả không khí để thở nữa. Ở các nước công nghiệp phát triển, nhu cầu du lịch để được trở về với thiên nhiên rộng lớn và trong lành ngày càng là một nhu cầu bức bách.
Tuy nhiên, con người, do vô tình hay cố ý, đã có những hành động tàn phá thiên nhiên rất nặng nề. Người ta đã làm biến mất những khu rừng bạt ngàn, làm tuyệt diệt nhiều giống chim và thú quý. Những nhà máy đã gây ô nhiễm không khí, những dòng sông, những bờ biển. Chính con người đã gánh chịu những hậu quả hết sức tai hại của những hành động thô bạo đó. Nhân loại tỉnh táo đã từng lên tiếng nhắc nhở hành động bảo vệ thiên nhiên. Đã có những đạo luật nghiêm cấm việc săn bắt nhiều giống chim và thú quý. Nhiều quốc gia đã bảo vệ được những khu rừng nguyên sinh. Việc trồng rừng được đặt ở nhiều nơi cùng với việc khai thác rừng một cách đúng mức. Con người đã có rất nhiều cố gắng nhăm ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường tự nhiên. Những công việc đã làm được tuy rất to lớn nhưng chưa đủ trước tốc độ thiên nhiên bị phá huỷ hiện nay. Thiên nhiên còn đòi hỏi được bảo vệ mạnh mẽ và có hiệu quả hơn nữa.
Thử tưởng tượng nếu. có một buổi mai, tỉnh dậy, ta bỗng thấy thiên nhiên đã hoàn toàn biến khỏi cuộc sống, đâu đâu cũng chỉ có nhà cửa, chỉ có máy móc, ống khói... thì thật là khủng khiếp. Lúc ấy, trái đất sẽ là mặt trăng lạnh lẽo, dẫu vẫn được mặt trời chiếu sáng, nhưng không còn đâu bóng dáng của sự sống nữa.
Con người, hãy yêu mến và bảo vệ thiên nhiên bởi vì thiên nhiên là người bạn thật tốt!