Tập làm văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Yến Linh

Viết bài văn nghị luận về ( học sinh):

- Tình trạng lười học, quay cóp bài kiểm tra.

- Tình trạng cúp học.

- Tình trạng nghiện game.

- Tình trạng đua đòi ăn mặc.

HELP ME !!

nguyen minh ngoc
4 tháng 4 2018 lúc 16:42

Muốn thể hiện mình là một nhu cầu tự nhiên của mỗi cá nhân. Nhưng cách thể hiện như thế nào cho phù hợp, đúng đắn lại là vấn đề cần được soi xét bởi lí trí sáng suốt.

ĐỀ XUẤT by Mgid Cách này sẽ giúp bạn kiếm $799/ngày tại Việt Nam

Anh (chị) nghĩ như thế nào về vấn đề trên? Hãy thể hiện quan điểm của bản thân bằng một bài viết (khoảng 600 chữ).

Hướng dẫn làm bài:

Để đáp ứng tốt yêu cầu của câu hỏi, bài viết phải xoáy vào làm rõ các vấn đề chủ yếu như: Thế nào là thể hiện mình? Sự tự nhiên của nhu cầu thể hiện mình? Những biểu hiện lệch lạc trong cách thể hiện mình (trước hết là của giớ trẻ)? Đâu là cách thể hiện mình đúng đắn? Bản thân người viết đã từng thể hiện mình ra sao? Hướng đi của bản thân trên con đường thể hiện mình một cách sáng suốt? Có tấm gương sáng nào cần học tập? Trong bài viết, cần nêu được các ví dụ cụ thể, sinh động về cách thể hiện mình, cả ví dụ tiêu cực lẫn tích cực.

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Mỗi con người là một nhân cách độc lập, có đặc điểm riêng, năng khiếu riêng, có đường đời, số phận riêng… Vì toàn thể những cái riêng đó trong sự so sánh với cộng đồng mà ở mỗi chúng ta nảy sinh nhu câu thế hiện (hay tự thể hiện) – một nhu cầu hết sức tự nhiên, cần được “nhìn nhận”, thừa nhận. Việc thể hiện mình gắn liền với các hành động mang tính chất giới thiệu bản thân trước nhiều người, để mọi người thấy được và tán dương điều ta có, ta muốn “khoe”. Trong đời sống, đôi khi cụm từ “thể hiện mình” được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ đùng để nói về những cách thể hiện mình gây phản cảm. Sự thực, thể hiện mình cũng gần với khẳng định mình, luôn có những khía cạnh tích cực.

– Giới trẻ vốn tràn trề năng lượng sống, luôn thích thể hiện mình. Tuy nhiên, cách thể hiện mình còn nhiềụ vấn đề đáng bàn. Có người muốn gây chú ý bằng mốt ăn mặc kì dị. Có người lại muốn thu hút bao ánh nhìn nhờ việc xài các loại “hàng hiệu”. Có người muốn những kẻ xung quanh phải “sợ” vì những việc làm không giống ai, đôi khi “yêng hùng” của mình. Có người muốn thiên hạ phải “kiềng mặt” vì những trò phiêu lưu, mạo hiểm, những phát ngôn gây sốc… Việc thể hiện mình có thể diễn ra trước một nhóm nhỏ nhưng cũng có thể trước cộng đồng rộng lớn. Từ khi internet phổ biến trong đời sống xã hội, cách thể hiện mình của mỗi cá nhân con người càng ngày càng trở nên đa dạng, không thể bao quát hoặc không thể “kiểm soát” nổi. Những cách tự thể hiện vừa được kể ở trên mang nhiều màu sắc tiêu cực, nhẹ thì có thể khiến người xung quanh cau mày khó chịu, nặng thì có thể khiến dư luận bất bình, phẫn nộ, gắn liền với những phản ứng được mệnh danh là “bão”. Tất nhiên, nếu nhìn một cách điềm tĩnh, ta vẫn có thể cảm thông với chúng. Đó cũng là một phần tất yếu của cuộc đời, làm cho cuộc đời không bao giờ phẳng lặng, nhàm tẻ. Sự thực, những con người đã và đang tìm cách thể hiện mình đó luôn muốn cuộc sống của bản thân sôi động hơn một chút.

– Nhưng cái gì cũng cần phải nằm trong giới hạn chấp nhận được. Trước khi có thể khiến người xung quanh phải bộc lộ thái độ không đồng tình hay dè bỉu, chế nhạo, những kiểu tự thể hiện nói trên rất dễ làm méo mó chính nhân cách của người “thể hiện”, rất dễ làm cho họ lạc hướng hành động trong cuộc đời, để dẫn đến nhiều những thất bại mà trước hết là thất bại trong giao tiếp. Vì vậy, việc tự thể hiện cũng cần được điều chỉnh bởi một nhận thức sáng suốt, của chính mỗi con người và của cả xã hội.

– Mỗi con người chúng ta cần tìm đến một cách thể hiện mình “bền vững ” hơn – tự thể hiện bằng những giá trị thật, tức là những giá trị có thể tô điểm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm ý nghĩa. Ta có thể tự thể hiện bằng sự phấn đấu không ngừng theo những lí tưởng cao đẹp. Kết quả công việc tốt đẹp mà ta có, thành công vẻ vang mà ta đạt được chính là sự quảng bá hợp lí nhất cho vị trí của chúng ta, cho danh dự của mỗi người. Liên quan đến tự thể hiện là việc xác định được chỗ đứng, việc khẳng định mình như một giá trị giữa cuộc đời. cần phải có khát vọng làm được điều này, cũng có nghĩa là cần phân biệt được khoảng cách giữa sự “choáng ngợp”, hiếu kì ít giá trị và sự tôn trọng, tôn vinh có căn cứ, có chuẩn mực, xuất hiện từ phía cộng đồng mà ta sống. Như vậy, trên vấn đề này, biết tự thể hiện mình đúng cách cũng chính là biết giao tiếp với thế giới. Tự thể hiện mình theo kiểu chân chính xa lạ với sự tự “kê kích” mình lên một cách phi lí. Tự thể hiện mình, đôi khi, còn gắn liền với sự hi sinh, gắn liền với những việc làm thầm lặng mà có ích. Giữa sự tự thể hiện mình và sự học hỏi cách “chung sống” không hề có xung đột mang tính tất yếu như một số người có thể tưởng. Tự thể hiện mình đúng cách luôn hàm chứa trong đó sự đóng góp tích cực, hướng về môi trường sống chung vốn thường xuyên cần đến sự tươi mới, năng động nhưng hài hoà.

– Không ai muốn sống vô danh, chính vì vậy mà nhu cầụ tự thể hiện nảy sinh. Nhưng tự thể hiện không phải là câu chuyện nhất thời mà đôi khi là câu chuyện dài của cả một cuộc đời. Bởi thế, giữa tự thể hiện và tự biết mình luôn có sự đấu tranh tích cực. Chính nó sẽ giúp chúng ta ghi được dấu ấn trong quãng thời gian chúng ta sống trên đời.

nguyen minh ngoc
4 tháng 4 2018 lúc 16:42

Thể hiện mình, muốn khẳng định bản thân là sự biểu lộ của cái tôi mà ai cũng có. Nhất là ở giới trẻ, thiếu kinh nghiệm sống, nhân cách chưa kiện toàn, sống trong thời đại hội nhập đời sống văn hóa xã hội có nhiều biến động chịu ảnh hưởng từ nhiều luồng tư tưởng mà lại thiếu sự quan tâm dẫn dắt, giáo dục định hướng nên nhận thức sai lạc về những giá trị sống, dẫn đến lối sống sai lầm, thể hiện mình một cách lệch lạc đầy tiêu cực, chẳng hạn như tình trạng đua xe, bạo lực, chạy đua trong tiêu thụ (ăn mặc, chưng diện, hưởng thụ, tiêu xài), văng tục chửi thề, say xỉn, v.v

Hiện nay tình trạng đua xe của giới trẻ đang là một vấn nạn. Đua xe mang tính nguy hiểm cao đối với tính mạng, tài sản và trật tự an ninh xã hội. Dư luận xã hội bức xúc và lên tiếng phê phán mạnh mẽ hành vi xem thường pháp luật của những người tham gia trò chơi nguy hiểm này.

Đi tìm hiểu nguyên nhân, động cơ thúc đẩy một bộ phận thanh thiếu niên thích tham gia trò chơi này, người ta rút ra được một số kết luận: Do thiếu sân chơi dành cho giới trẻ, do thích cảm giác mạnh, do ảnh hưởng phim ảnh, trò chơi bạo lực, do ham vui, do muốn khẳng định mình… Mỗi đối tượng có những lý do riêng của mình, nhưng có lẽ lý do của phần lớn đối tượng là muốn thể hiện bản lĩnh, muốn khẳng định mình. Ý hướng trở thành một tay đua kiệt xuất, một quái xế, một người hùng trên đường đua, một kẻ dọc ngang không biết sợ ai (không sợ nguy hiểm, không sợ ông bà cha mẹ, không sợ dư luận xã hội, không sợ cả pháp luật) đã khiến cho những người trẻ này có hành vi phạm pháp.

Còn hiện tượng nghiện game online? Gia đình, nhà trường và xã hội cũng đang đau đầu vì tình trạng giới trẻ nghiện game online. Thanh thiếu niên, học sinh vì nghiện game, chịu ảnh hưởng từ game mà bỏ ăn bỏ ngủ, học hành sa sút, ngỗ nghịch với ông bà cha mẹ, thầy cô, rối loạn tâm thần, có hành vi bạo lực, trộm cướp thậm chí giết người… Bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến nghiện game như để giải tỏa tâm lý bức xúc, muốn thỏa mãn những mong ước, khát vọng không thực hiện được ngoài cuộc sống thực tế, thích phiêu lưu mạo hiểm, được tự do bộc lộ cảm xúc bằng hành vi bạo lực v.v... thì nguyên nhân còn lại là thanh thiếu niên muốn khẳng định mình (muốn trở thành game thủ), hoặc thể hiện cái tôi qua các hình tượng nhân vật trong game (nhập vai, hóa thân thành nhân vật trong thế giới ảo của game).

Rồi việc thanh thiếu niên chạy theo lối sống mới, nhuộm tóc, xăm mình, đeo bông tai, để những kiểu tóc kỳ dị, ăn mặc lạ lùng quái gở cũng có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là muốn tự khẳng định mình, bộc lộ cái tôi, thể hiện cá tính.

Một cách khác để khẳng định mình của thanh thiếu niên, học sinh khiến cho nhà trường, gia đình và xã hội lo ngại đó là đánh nhau, dùng bạo lực thể hiện "đẳng cấp", năng lực bản thân. Không ít thanh thiếu niên muốn chứng tỏ với bạn bè, những người xung quanh rằng mình là kẻ mạnh, mình là người hùng, là dân anh chị.

Hiện nay thực trạng bạo lực học đường đang ở mức báo động, đã làm xấu đi hình ảnh tuổi thơ hồn nhiên, hình ảnh đẹp của tuổi cắp sách đến trường. Không chỉ có học sinh nam, mà ngay cả học sinh nữ cũng nói tục, chửi thề và sẵn sàng thượng cẳng chân hạ cẳng tay choảng nhau, thậm chí dùng cả dao kéo để hành hung, sát phạt, trả thù nhau. Nhiều cô cậu học sinh trở thành đầu gấu, tay anh chị, thành phần cá biệt, thậm chí trở thành tội phạm ở lứa tuổi mà người ta xem là tuổi thần tiên. Một số khác lại thể hiện đẳng cấp bằng các ngón ăn chơi hưởng thụ, muốn cho mọi người thấy mình là dân ăn chơi "số một" không ai bằng, đêm ngày gởi thân trong các quán bar, vũ trường, sa đọa trong rượu chè cờ bạc, trai gái, hút xách…

Muốn khẳng định mình, đó là biểu hiện của cái tôi, của bản ngã. Tâm lý, tình cảm này luôn có trong mỗi con người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên. Sự khẳng định cái tôi như một nhu cầu của giới trẻ, vì thế nó thúc đẩy những người trẻ bằng mọi cách phải thể hiện mình, và sự thể hiện có thể là tích cực nhưng cũng có thể là tiêu cực.

Nếu sống trong một môi trường tốt, được sự quan tâm giáo dục, định hướng của nhà trường, gia đình và xã hội, có sự hướng dẫn chọn lọc tiếp thu những luồng văn hóa mới lạ, thì thanh thiếu niên sẽ có nhận thức, hiểu biết đúng đắn, từ đó có cách khẳng định bản thân theo chiều hướng tích cực, ví dụ như học giỏi, lao động giỏi, biết hiếu kính với ông bà cha mẹ, cư xử tốt với bạn bè, những người xung quanh, sống lành mạnh, có mục đích, lý tưởng, biết cống hiến cho xã hội. Chính vì vậy mà gia đình, nhà trường và xã hội cần phải quan tâm xây dựng cho thanh thiếu niên môi trường sống và học tập tốt.

Do mỗi cá nhân có những đặc điểm, phẩm chất riêng (nói theo Phật giáo là Biệt nghiệp), và đều xem việc khẳng định mình, khẳng định cái tôi là một nhu cầu cần phải có, cho nên gia đình, nhà trường và xã hội không thể kiềm hãm, ngăn chặn ý hướng thể hiện cái tôi đó, không thể làm tổn thương cái tôi đó, vì điều đó có thể tạo cho giới trẻ sự ức chế tâm lý, làm phát sinh nhiều căn bệnh như u uất, trầm cảm, chán đời, không biết quý trọng bản thân, không biết quý trọng sự sống, thậm chí tự sát. Cần phải quan tâm đến tâm tư, tình cảm của thanh thiếu niên, tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, khát vọng của họ để chia sẻ, động viên, khích lệ, tôn trọng tinh thần độc lập, tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân, biết điều chỉnh kịp thời những nhận thức sai lầm, những tư duy lệch lạc của tuổi trẻ. Cần phải tôn trọng sự khác biệt của các cá nhân và giúp mỗi cá nhân có cách thể hiện cái tôi một cách tích cực, biết khẳng định mình bằng những cách thức đúng đắn, có lợi cho bản thân và gia đình, xã hội.

Các bậc cha mẹ phải thường xuyên quan tâm chú ý đến con mình để giáo dục và uốn nắn con từ nhỏ. Uốn nắn ở đây không có nghĩa là áp đặt con cái theo ý muốn chủ quan của mình, gò ép con cái theo một khuôn khổ mà mình đưa ra, mà cần phải biết để ý quan tâm, biết lắng nghe để hiểu được những tâm tư tình cảm, ước muốn, biết được con đang nghĩ gì, cần gì để có cách chăm lo, dạy dỗ phù hợp, có cách dẫn dắt con đúng hướng. Cần phải tôn trọng những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của con và đối xử công bằng với chúng, không dùng quyền cha mẹ để áp đặt, cưỡng ép bất cứ điều gì.

Tư tưởng tạo ra hành động, vì thế điều cần làm là giáo dục tư tưởng, định hướng tư duy lành mạnh, giúp thanh thiếu niên có nhận thức đúng đắn, tích cực, có hiểu biết về các giá trị sống, biết sống có mục đích, lý tưởng, và biết thể hiện cái tôi một cách tích cực có lợi cho mình và mọi người, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội.

Chính sự nhận thức sai lầm, lệch lạc về giá trị sống, không được quan tâm giáo dục, định hướng, không biết mục đích sống của mình là gì mà thanh thiếu niên có hành vi, lối sống tiêu cực làm hại bản thân và gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng xã hội. Thay vì khẳng định mình bằng cách trở thành con ngoan trò giỏi đối với gia đình và nhà trường, những công dân tốt đối với xã hội, những người có nghề nghiệp, việc làm chân chính, hữu ích thì một bộ phận thanh thiếu niên lại chọn cho mình con đường trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, đó là làm hung thần trên xa lộ, làm con nghiện trò chơi trực tuyến, sống bệnh hoạn trong thế giới ảo, hay trở thành những kẻ sống không mục đích chỉ biết chạy theo những cám dỗ của cuộc sống đầy biến động, sa đà theo tệ nạn bài bạc, rượu chè, ma túy, trộm cướp v.v...

Tư duy và nhận thức là hai đầu mối quan trọng. Đức Phật đã từng dạy Chánh kiến (nhận thức, thấy biết đúng đắn, tích cực) và Chánh tư duy (suy nghĩ đúng đắn, tích cực) là cơ sở dẫn đến Chánh ngữ (lời nói chơn chánh), Chánh nghiệp (hành động, việc làm chơn chánh) và Chánh mạng (sự sống chơn chánh). Kinh Pháp Cú cũng dạy rằng: "Cái hại của kẻ thù gây ra cho kẻ thù hay oan gia đối với oan gia không bằng cái hại của tâm niệm hướng về hạnh tà gây ra cho mình"(PC.42), "Chẳng phải cha mẹ hay bà con làm cho mình cao thượng, nhưng chính tâm niệm hướng về hành vi chánh thiện làm cho mình cao thượng hơn"(PC.43).


Các câu hỏi tương tự
Charlotte Yun Amemiya
Xem chi tiết
Charlotte Yun Amemiya
Xem chi tiết
Charlotte Yun Amemiya
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
Sophie Nguyen
Xem chi tiết
Phạm My
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn Karry
Xem chi tiết
Nguyễn Vân Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Chu Hoài Ngân
Xem chi tiết