Thế Lữ tác giả nổi tiếng trong phong trào thơ mới và được nhiều người phong tặng là “đệ nhất thi sĩ”, bài thơ Nhớ rừng của ông in trong tập “May vần thơ” xuất bản vào năm 1935 nói về sự tù túng, căm hờn, niềm khát khao được tự do của con người. Bài thơ còn toát lên bức tranh tứ bình vẻ đẹp tuyệt trần của thiên nhiên.
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.
Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.
Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.
Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.
Đoạn 2:
Bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ đã mượn lời của con hổ trong vườn bách thú để nói lên tâm sự thầm kín của mình. Nổi bật trong bài thơ là hai cảnh tượng hoàn toàn trái ngược nhau, đó là cảnh con hổ trong vườn bách thú (khổ 1 và khổ 4), cảnh con hổ ở nơi rừng xưa (khổ 2 và khổ 3). Tuy nhiên để thấy được nỗi niềm da diết nhất trong tâm sự của vị chúa sơn lâm phải là khổ thơ cuối cùng.
Với giọng thơ da diết, nhà thơ đã đúc kết nỗi niềm của vị chúa tể rừng xanh bị sa cơ thất thế trong khổ thơ cuối cùng:
“Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!…
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Từng câu từng chữ trong đoạn thơ đã phản ảnh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khát khao tự do mãnh liệt của con hổ trước thực tại tù hãm, giam cầm ngột ngạt. Có thể nói, bút pháp khoa trương của nhà thơ đã đạt tới mức thần diệu, ta cảm nhận con hổ chính là một con người thực thụ. Trong hoàn cảnh giam cầm, bế tắc con hổ chỉ còn biết gửi hồn mình về với chốn núi rừng đại ngàn, gửi về chốn nước non hùng vĩ, nơi giang sơn xưa kia của giống hùm thiêng ngự trị:
“Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị”
Tiếng than gửi tới núi rừng chính là lời nhắn nhủ cuối cùng, xác nhận một hiện thực phũ phàng rằng giang sơn của nó cũng sẽ là nơi mà con hổ không bao giờ còn được nhìn thấy, trở về và “vùng vẫy ở trong đó nữa, còn gì đau xót hơn khi bắt hổ phải lìa rừng, bắt cá phải lìa sông.
“Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!”
Mặc dù căm phẫn với thực tại nhưng không thể thoát khỏi sự giam cầm xiềng xích, trong những tháng ngày nhạt nhẽo, vô vị và ngao ngán, vị chúa tể sơn lâm đành buông xuôi và tự an ủi mình, chỉ còn biết hồi tưởng về những giấc mộng ngàn to lớn:
“Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn”
Nỗi buồn về thực tại đã làm tê tái tâm hồn, từ đáy lòng, con hổ thốt lên tiếng than ai oán: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”. Có thể thấy, tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam, đặc biệt là các thanh niên trí thức yêu nước lúc bấy giờ. Chúng ta đang phải sống trong cảnh nô lệ, tù hãm, ôm trong lòng nỗi căm hờn mất nước, mất tự do và hoài niệm về thời oanh liệt của lịch sử nước nhà với biết bao chiến công chống giặc ngoại xâm lừng danh khắp cõi.
Tác giả Thế Lữ đã mượn lời của con hổ, nói lên một cách đầy đủ và sâu sắc nỗi u uất của thế hệ thanh niên trí thức Việt Nam đương thời. Đó là sự thức tỉnh trong ý thức cá nhân, đồng thời là niềm bất mãn, khinh ghét với thực tại nô lệ bất công. Đọc bài thơ và đặc biệt là khổ thơ cuối, ta cảm nhận được tiếng than và nỗi lòng của người dân đau khổ trong thân phận nô lệ, cũng như một khát vọng to lớn được trở về với quá khứ, được sống tự do và được là chính mình.
Đoạn 3:
Bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ đã mượn lời của con hổ trong vườn bách thú để nói lên tâm sự thầm kín của mình. Nổi bật trong bài thơ là hai cảnh tượng hoàn toàn trái ngược nhau, đó là cảnh con hổ trong vườn bách thú (khổ 1 và khổ 4), cảnh con hổ ở nơi rừng xưa (khổ 2 và khổ 3). Tuy nhiên để thấy được nỗi niềm da diết nhất trong tâm sự của vị chúa sơn lâm phải là khổ thơ cuối cùng.
Với giọng thơ da diết, nhà thơ đã đúc kết nỗi niềm của vị chúa tể rừng xanh bị sa cơ thất thế trong khổ thơ cuối cùng:
“Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!…
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Từng câu từng chữ trong đoạn thơ đã phản ảnh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khát khao tự do mãnh liệt của con hổ trước thực tại tù hãm, giam cầm ngột ngạt. Có thể nói, bút pháp khoa trương của nhà thơ đã đạt tới mức thần diệu, ta cảm nhận con hổ chính là một con người thực thụ. Trong hoàn cảnh giam cầm, bế tắc con hổ chỉ còn biết gửi hồn mình về với chốn núi rừng đại ngàn, gửi về chốn nước non hùng vĩ, nơi giang sơn xưa kia của giống hùm thiêng ngự trị:
“Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị”
Tiếng than gửi tới núi rừng chính là lời nhắn nhủ cuối cùng, xác nhận một hiện thực phũ phàng rằng giang sơn của nó cũng sẽ là nơi mà con hổ không bao giờ còn được nhìn thấy, trở về và “vùng vẫy ở trong đó nữa, còn gì đau xót hơn khi bắt hổ phải lìa rừng, bắt cá phải lìa sông.
“Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!”
Mặc dù căm phẫn với thực tại nhưng không thể thoát khỏi sự giam cầm xiềng xích, trong những tháng ngày nhạt nhẽo, vô vị và ngao ngán, vị chúa tể sơn lâm đành buông xuôi và tự an ủi mình, chỉ còn biết hồi tưởng về những giấc mộng ngàn to lớn:
“Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn”
Nỗi buồn về thực tại đã làm tê tái tâm hồn, từ đáy lòng, con hổ thốt lên tiếng than ai oán: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”. Có thể thấy, tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam, đặc biệt là các thanh niên trí thức yêu nước lúc bấy giờ. Chúng ta đang phải sống trong cảnh nô lệ, tù hãm, ôm trong lòng nỗi căm hờn mất nước, mất tự do và hoài niệm về thời oanh liệt của lịch sử nước nhà với biết bao chiến công chống giặc ngoại xâm lừng danh khắp cõi.
Tác giả Thế Lữ đã mượn lời của con hổ, nói lên một cách đầy đủ và sâu sắc nỗi u uất của thế hệ thanh niên trí thức Việt Nam đương thời. Đó là sự thức tỉnh trong ý thức cá nhân, đồng thời là niềm bất mãn, khinh ghét với thực tại nô lệ bất công. Đọc bài thơ và đặc biệt là khổ thơ cuối, ta cảm nhận được tiếng than và nỗi lòng của người dân đau khổ trong thân phận nô lệ, cũng như một khát vọng to lớn được trở về với quá khứ, được sống tự do và được là chính mình.