Hôm nay là ngày khai giảng. Sân trường thật đông đúc. Từ cô hiệu trưởng, thầy hiệu phó đến các thầy cô khác, ai ai cũng đều ăn mặc gọn gàng và nghiêm chỉnh. Các học sinh từ khối 6 đến khối 9 đều mặc đồng phục của nhà trường, áo bỏ vào quần. Không khí lúc này thật trang nghiêm. Từ hồi trống tập hợp đến lời bài hát Quốc ca, tất cả đều như khắc sâu vào tâm hồn mỗi học sinh. Từ người đầu hàng đến người cuối hàng, ai cũng cất cao tiếng hát Quốc ca khi lá Quốc kì từ từ được kéo lên. Khi buổi lễ khai giảng kết thúc cũng là lúc một năm học mới đầy hứa hẹn sẽ bắt đầu.
Chỉ còn khoảng vài ngày nữa nữa là đến Tết âm lịch 2017. Không khí mùa xuân đã tràn ngập đất trời và lòng người. Khắp nơi, từ già đến trẻ, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến miền biển ... Tất cả đều rạo rực, hân hoan đón chào năm mới, một mùa xuân an bình và hạnh phúc.
Hết Tết , mọi người từ già đến trẻ ,từ gái đến trai ,từ thôn quê đến thành thị đều có vẻ mệt nhoài .Có lẽ cái đoàn tụ của ngày đầu năm vẫn lưu luyến trong long người.Hương vi Tết mỗ năm một khác nên cái nhớ cũng khó mà tránh
“Lá lành đùm lá rách” là một trong những truyền thống đạo lí đẹp đẽ của dân tộc ta. Ngày nay, truyền thống đó lại được phát huy mạnh mẽ. Hằng năm, cứ vào dịp cuối năm là cả nước ta lại chung tay góp sức ủng hộ người nghèo. Từ các quan chức cấp cao của nhà nước đến các công nhân viên chức bình thường, từ những doanh nhân thành đạt cho đến những nông dân lao động một nắng hai sương, từ những cụ già tóc bạc cho đến những nhi đồng trẻ thơ, từ các chiến sĩ ngoài hải đảo cho đến những kiều bào ở nước ngoài... Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giông nhau ở tấm lòng tương thân, tương ái, ở sự sẻ chia đối với những cảnh đời còn cơ cực nghèo khổ. Những việc làm đó, đã góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh.
Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được giữ gìn và phát huy qua các thế hệ. Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên đán, mỗi gia đình lại chuẩn bị những mâm cơm tươm tất để dâng cúng tổ tiên.Từ các kiều bào sinh sống ở mọi quốc gia trên thế giới đến các gia đình ở Việt Nam. Từ những gia đình có điều kiện sung túc đến những gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Từ các cụ già đến trẻ thơ đều nô nức đón chào ngày Tết, dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị chu đáo mâm ngũ quả, cặp bánh chưng đặt trên bàn thờ mỗi gia đình. Dù mâm cao cỗ đầy hay giản dị, tất cả đều chứa đựng lòng thành kính và biết ơn vô hạn với tổ tiên với thế hệ con cháu hôm nay. Đó là nét văn hóa đẹp, nên gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau.
Hôm nay là ngày khai giảng. Sân trường thật đông đúc. Từ cô hiệu trưởng, thầy hiệu phó đến các thầy cô khác, ai ai cũng đều ăn mặc gọn gàng và nghiêm chỉnh. Các học sinh từ khối 6 đến khối 9 đều mặc đồng phục của nhà trường, áo bỏ vào quần. Không khí lúc này thật trang nghiêm. Từ hồi trống tập hợp đến lời bài hát Quốc ca, tất cả đều như khắc sâu vào tâm hồn mỗi học sinh. Từ người đầu hàng đến người cuối hàng, ai cũng cất cao tiếng hát Quốc ca khi lá Quốc kì từ từ được kéo lên. Khi buổi lễ khai giảng kết thúc cũng là lúc một năm học mới đầy hứa hẹn sẽ bắt đầu.
“Lá lành đùm lá rách” là một trong những truyền thống đạo lí đẹp đẽ của dân tộc ta. Ngày nay, truyền thống đó lại được phát huy mạnh mẽ. Hằng năm, cứ vào dịp cuối năm là cả nước ta lại chung tay góp sức ủng hộ người nghèo. Từ các quan chức cấp cao của nhà nước đến các công nhân viên chức bình thường, từ những doanh nhân thành đạt cho đến những nông dân lao động một nắng hai sương, từ những cụ già tóc bạc cho đến những nhi đồng trẻ thơ, từ các chiến sĩ ngoài hải đảo cho đến những kiều bào ở nước ngoài... Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giông nhau ở tấm lòng tương thân, tương ái, ở sự sẻ chia đối với những cảnh đời còn cơ cực nghèo khổ. Những việc làm đó, đã góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh.
Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được giữ gìn và phát huy qua các thế hệ. Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên đán, mỗi gia đình lại chuẩn bị những mâm cơm tươm tất để dâng cúng tổ tiên. Từ các kiều bào sinh sống ở mọi quốc gia trên thế giới đến các gia đình ở Việt Nam. Từ những gia đình có điều kiện sung túc đến những gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Từ các cụ già đến trẻ thơ đều nô nức đón chào ngày Tết, dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị chu đáo mâm ngũ quả, cặp bánh chưng đặt trên bàn thờ mỗi gia đình. Dù mâm cao cỗ đầy hay giản dị, tất cả đều chứa đựng lòng thành kính và biết ơn vô hạn với tổ tiên với thế hệ con cháu hôm nay. Đó là nét văn hóa đẹp, nên gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau.