Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Bảo Trân

Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh .

Đừng chép mạng nhé. Nhớ lồng cảm xúc vào nữa nhé

Thời Sênh
18 tháng 12 2018 lúc 16:22

Ko ai rảnh làm nguyên bài đâu

Dàn ý tham khảo nhé

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ cảnh khuya

Ví dụ:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài Cảnh khuya.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,


II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya
1. Hai câu thơ đầu(Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ // người chưa ngủ)

Cảnh khuya núi rừng Tây Bắc được miêu tả hết sức đặc sắc Tiếng suối trong vọng như tiếng hát: ví tiếng suối như tiếng hát, gợi tả tiếng suối, núi rừng mang hơi ấm con người Cảnh trăng với sự hòa quyện giữa thiên nhiên núi rừng Một tâm hồn thi sĩ được thể hiện rõ nét Bức tranh thiên nhiên rất lung linh, huyền dịu

2. Hai câu thơ sau ( Chưa ngủ // vì lo nỗi nước nhà.Tiếng suối trong // như tiếng hát xa,)

Lòng yêu nước sâu sắc Mạch thơ thể hiện rõ ràng và chi tiết Lòng yêu thiên nhiên và yêu nước hòa quyện vào nhau.

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Cảnh khuya
Ví dụ:
Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “ Cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Huỳnh lê thảo vy
18 tháng 12 2018 lúc 16:24

Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Thảo Phương
18 tháng 12 2018 lúc 17:07

Đoạn văn not bài văn mà mb,kb,tb :)))

Bài thơ "bạn đến chơi nhà" là bài thơ thành công nhất của Nguyễn Khuyến, và cũng là bài thơ đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Bài thơ bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá .... Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Đó là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

Thiên Trang
19 tháng 12 2018 lúc 17:57

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ cảnh khuya

Ví dụ:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài Cảnh khuya.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,


II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya
1. Hai câu thơ đầu(Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ // người chưa ngủ)

Cảnh khuya núi rừng Tây Bắc được miêu tả hết sức đặc sắc Tiếng suối trong vọng như tiếng hát: ví tiếng suối như tiếng hát, gợi tả tiếng suối, núi rừng mang hơi ấm con người Cảnh trăng với sự hòa quyện giữa thiên nhiên núi rừng Một tâm hồn thi sĩ được thể hiện rõ nét Bức tranh thiên nhiên rất lung linh, huyền dịu

2. Hai câu thơ sau ( Chưa ngủ // vì lo nỗi nước nhà.Tiếng suối trong // như tiếng hát xa,)

Lòng yêu nước sâu sắc Mạch thơ thể hiện rõ ràng và chi tiết Lòng yêu thiên nhiên và yêu nước hòa quyện vào nhau.

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Cảnh khuya
Ví dụ:
Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Khánh Vy
Xem chi tiết
Trần Thị Khánh Vy
Xem chi tiết
Nguyen  thuy kieu
Xem chi tiết
Nguyen  thuy kieu
Xem chi tiết
Tuan Tran Ngoc
Xem chi tiết
Bé Kookie
Xem chi tiết
Tran Le Hoang Yen
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Vân
Xem chi tiết