Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

Vũ Hà

viết 1 đoạn văn khoảng 10 dòng cảm nhận của em về nhân vật mị châu

Nguyễn Hà Giang
12 tháng 11 2021 lúc 13:26

Tham khảo!

 

Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là một truyện truyền thuyết vô cùng hay và đặc sắc. Truyện cũng đã nêu được ra một bài học cảnh giác đầu tiên của lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Ngay từ phần đầu truyện phản ánh vai trò của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ nước Âu Lạc. Tiếp đến là phần sau là bi kịch nước mất nhà tan do sự mất cảnh giác của cha con An Dương Vương. Trong đó thì hình ảnh nhân vật Mị Châu cũng luôn để lại trong lòng bạn đọc biết bao cảm xúc, thương có giận có, hờn trách và cảm thông,…

Lập nước Âu Lạc vua An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa nhưng xây rồi lại đổ. Khi đó được Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành, còn tặng một cái móng để làm lẫy nỏ chống giặc. Triệu Đà ở phương Bắc đã có dã tâm xâm lược Âu Lạc. Nhờ nỏ thần, An Dương Vương thắng giặc. Triệu Đà xin hòa và đã âm mưu cho con là Trọng Thuỷ sang cầu hôn. Vua An Dương Vương không nghi ngờ, gả con là Mị Châu cho Trọng Thủy. Khi đó thì Mị Châu bị Trọng Thủy lừa đánh tráo lấy nỏ rồi trở về phương Bắc. Triệu Đà lúc này khi đã có nỏ thần trong tay đã mang quân đến tấn công Âu Lạc, An Dương Vương bại trận. Vua lúc này cùng con gái chạy đến vùng biên. Rùa Vàng hiện lên, kết tội Mị Châu là giặc. Nhà vua đã chém Mị Châu rồi đi xuống biển. Khi Trọng Thuỷ tìm theo dấu lông ngỗng mà tìm thấy xác Mị Châu, vô cùng thương tiếc Mị Châu, hối hận nhảy xuống giếng tự tử máu Mị Châu chảy xuống biển, loài trai ăn phải, biến thành ngọc cả.

Mị Châu là một người con gái ngoan ngoãn và tài sắc. Khi vua cha gả Trọng Thủy thì nàng cũng nghe theo sự sắp đặt của cha. Nàng yêu say đắm chồng của mình đến mù quáng và ngay cả khi Trọng Thủy lừa tráo lấy nỏ thần Mị Châu cũng không biết nữa. Có thể thấy được bi kịch tình yêu Mị Châu – Trọng Thủy thể hiện thái độ phê phán rạch ròi của nhân dân trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Thông qua đây ta nhận thấy được đây cũng chính là bài học muôn đời cho những ai đặt tình yêu cá nhân lên trên vận mệnh của quốc gia, đặt trên vận mệnh của dân tộc, tách tình yêu khỏi những mối quan tâm chung.

Nhân vật Mị Châu ngây thơ hết lòng vì chồng thì Trọng Thủy thì cũng đã sẵn có âm mưu chiếm nỏ thần. Thế nhưng những ngày ở Âu Lạc, những ngày bên cạnh người vợ đẹp người, ngoan nết thì Trọng Thủy đã nảy sinh mối tình thật sự với Mị Châu. Khi đó thì ngay cả Trọng Thủy cũng là nảy sinh mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thuỷ. Trong các tham vọng đó có thể kể đến đó chính là tham vọng chiếm được nước Âu Lạc và trọn tình với người đẹp. Thế nhưng cũng chính hai tham vọng đó không thể dung hòa. Có lẽ chính vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ Trọng Thủy lúc này đây cũng phải là người vui mừng hưởng vinh quang thì lại tự tử vì nỗi tiếc thương Mị Châu khôn cùng biết bao nhiêu.

Thế rồi trước khi chết, Mị Châu cũng đã kịp nhận ra mình bị lừa, mà kẻ lừa nàng lại chính là người nàng tin yêu nhất. Và đau xót hơn nữa, sự nhẹ dạ của nàng đã phải trả giá rất đắt bằng chín sinh mạng nàng, nàng đã phải để người cha thân yêu mất mạng và lớn hơn nữa chính là số phận của cả một dân tộc cũng rơi vào tình cảnh lao đao.

 

Nhân vật Mị Châu đã ý thức được tội lỗi nặng nề của mình, chính bản thân của nàng không xin tha chết, chỉ xin được hóa thành châu ngọc để tẩy sạch mối nhục thù. Khi hình ảnh ngọc trai nước giếng tượng trưng cho sự tái ngộ của hai người ở kiếp sau. Thực sự thì đó không phải là biểu tượng của mối tình chung thuỷ mà chỉ là hình ảnh một nỗi oan tình được hóa giải.

Công chúa Mị Châu dù có vô tình phạm tội cũng không thể coi là không có tội. Kết cục bi thảm của cha con An Dương Vương chắc chắn sẽ mãi mãi là bài học nhắc nhở ý thức công dân của mỗi người đối với cộng đồng. Đó là bài học phải cảnh giác với kẻ thù.

19. Phạm Quỳnh Mai
12 tháng 11 2021 lúc 15:33

Mị Châu là con gái duy nhất của vua An Dương Vương từ nhỏ đã được "ăn sung mặc sướng", nhận được đủ bao bọc và tình thương yêu của vua cha. Khi lớn bởi vì vòng xoáy chính trị mà cô được gả cho Trọng Thuỷ con trai Triệu Đà. Triệu Đà là người đã từng đánh chiếm đất nước của cô nhưng thất bại, vì thế mà cầu thân. Bởi vì được bảo bọc từ nhỏ nên cô có bản tính ngây thơ không thấu hiểu sự đời, vì vậy mà bị chính chồng của mình là Trọng Thuỷ lấy cắp mất nỏ thần, là một mối hoạ lớn mà cô không thể nào lường trước được. Mị Châu không thấu hiểu được sự quan trọng của nỏ thần và sự suy vong của đất nước, nó chính là con dao hai lưỡi giết chết chính cô và đất nước của cô. Khi thua trận cô cùng cha mình trốn chạy, nhưng cô vẫn một lòng thuỷ chung tin cậy chồng, một mặt nghe theo lời cha chạy trốn, nhưng trên đường lại rắc lông ngỗng để tìm theo. Sự mù quáng trong tình yêu đã vô tình gián tiếp giết chết cha cô. Nhưng với sự nhẹ dạ cả tin cô đã trả giá vô cùng đắc chính là nhà tan cửa nát khi mất đi đem theo sự oán hận day dứt khôn nguôi. Nhưng cuối cùng, ân oán cũng được giải thoát khi nàng chết đi máu nhỏ giọt thành sông, đó cũng chính là sự cảm thông thấu hiểu cho những gì mà nàng phải chịu.


Các câu hỏi tương tự
Lê Hà Linh
Xem chi tiết
Hồ Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
emma
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Hải
Xem chi tiết
ngô anh tú
Xem chi tiết
Hoàng phu
Xem chi tiết
Châm Lê Kiều
Xem chi tiết
Trâm Bảo
Xem chi tiết
vũ thị phương thùy
Xem chi tiết