Văn bản ngữ văn 7

Phạm Phú Hoàng Long

viết 1 đoạn văn biểu cảm về kỉ niệm của mình và mẹ

Lê Dung
9 tháng 10 2017 lúc 16:55

Mẹ em năm nay đã gần bốn mươi tuổi. Dáng người mẹ cân đối. Mái tóc màu đen dài ngang lưng, mẹ thường búi tóc lên khi làm việc, trông lúc đó mẹ thật trẻ trung, đi cùng với mái tóc là khuôn mặt dịu hiền nhưng nghiêm khắc của mẹ. Đôi mắt mẹ đen thăm thẳm như có thể nhìn thấu mọi thứ. Làn da rám nằng càng khiến cho nụ cười mẹ thêm tỏa sáng. Mỗi lần thấy mẹ cười, lòng em lại thấy rộn ràng.

Mẹ em là thợ may nên hôm nào tối mịt mẹ mới về. Dù đã muộn nhưng mẹ vẫn cố gặt giũ, cơm nước cho bố con em. Ôi! lúc này em thấy mẹ thật vất ả, em muốn phi đến ngay để giúp đỡ mẹ một tay nhưng toàn bị đuổi ra chỗ khác vì sợ em sẽ mệt nên chỉ thi thoảng, cần lắm em mới được mẹ cho giúp.

Tuy rất chu đáo và dịu dàng nhưng thi thoảng em thấy mẹ thật ... quá nghiêm khắc. Chỉ một vài lỗi nhưng mẹ cũng mắng em. Những lúc như thế em sẽ chạy về phòng và khóc, khóc. Không phải vì hối hận mà vì giận dỗi mẹ, em có tật là một khi đã giận ai là giận rất dai. Vậy nên nhwgx úc mẹ mắng xong, người xin lỗi và đề nghị giản hòa luôn luôn là mẹ.

Bề ngoài mẹ xin lỗi nhưng bên trong em cũng đã tự ý thức lại lỗi của mình và tự nhủ bản thân không bao giờ tái phạm. Cách giáo dục của mẹ tuy nghiêm khắc những cũng rất mềm dẻo. Nó luôn khiến em thoải mái khi nhìn nhận lỗi lầm của mình.

Thời gian bên mẹ trong ngày tuy không nhiều nhưng kỉ niệm của em và mẹ thì không ít đâu nhé:
Những lúc em buồn thì mẹ ngồi tâm sự, vui thì mẹ cùng em chia sẻ, khi được điểm cao mẹ lại tặng em một món quà nho nhỏ như chiếc bút chì, quyể vở hay là cục tẩy... Đó mới chỉ là chuyện hằng ngày, chuyện mà em nhớ mãi chính là câu chuyện vào giữa năm học lớp ba..

Chiều một hôm, em đi học về, bước vào phòng thì thấy mẹ đang đọc trộm nhật kí của mình. Em khó hiểu không biết sao mẹ mở được mật mã sổ tay nhật kí của mình. Chẳng cần suy nghĩ, em lao ngay ào phòng chộp lấy quyển nhật kí và kéo mẹ ra ngoài, đóng cửa phòng lại. Em hét lớn từ trong phòng ra: "sao mẹ lại đọc nhật kí của con?" dù là mẹ thì cũng không có quyền tự ý đọc trộm nó, nó là quyền riêng tư của con cơ mà!"

Một giọng nói run run, có chút ngập ngừng:"mẹ ... mẹ xin lỗi con! con ... con tha lỗi cho... cho mẹ nhé!"

Nghe đến thế em giật mình, biết là mình đã quá lời và làm mẹ buồn, em đinh ra xin lỗi mẹ nhưng nghĩ đến hành động của mẹ, em lại đứng chôn chân lại đó. Tối hôm đấy em không ra ăn cơm, em nằm lì trong phòng mặc cho bố ra sức gọi. Sáng dậy, không thấy mẹ đâu, em hỏi bố thì bố bảo bà ngoại bị ốm nên mẹ phải lên chăm sóc bà, khoảng tầm mười ngày mới về. Sau chứng ấy ngày, lúc nào em cũng buồn vì thiếu đi giọng nói của mẹ. Hôm mẹ về, em là người đầu tiên ra đón mẹ.

Em vui sướng ôm lấy mẹ, kể với mẹ những việc ở nhà trong mười ngày vắng mẹ. Mẹ cũng rất vui vì thấy em hạnh phúc. Hôm đó, mẹ nấu rất nhiều món ngon mà em thích. Mẹ đã xua tan không khí yên lặng trong nhà bằng những tiếng cười giàn tan. Bây giờ, em mới thật sự thấy mẹ quan trọng thế nào trong cuộc sống của mình.

Em thật sự rất yêu quý và kính trọng mẹ bởi mẹ luôn là người bên cạnh và quan tâm, chăm sóc cho em mọi lúc, mọi nơi.

Mai Hà Chi
9 tháng 10 2017 lúc 17:25

Có cuộc sống nào mà không có kỉ niệm? Có tuổi thơ nào mà không có những cảm xúc trong trẻo? Cuộc sống của tôi, tuồi thơ của tôi đã thật sự tồn tại theo đúng nghĩa của nó: những kỉ niệm khó phai và những cảm xúc hồn nhiên bé bỏng. Những điều tuyệt vời đó đối với tôi quý giá đến nỗi khó có thứ gì thay thế được và người đã giúp tôi cảm nhận được điều đó chính là mẹ.

Những kỉ niệm tuổi thơ của hai mẹ con tôi tuy thật đơn giản nhưng đó chính là những thứ mà tôi luôn thấy đẹp nhất trong cuộc sống này cũng như mẹ là người mà tôi luôn yêu nhất trong lòng và có lẽ sẽ chẳng bao giờ thay đổi!

Cuộc sống của tôi từ trước giờ được chăm chút rất kĩ lưỡng. Từng chút, từng chút một, tôi đều được chăm sóc thận trọng đến nỗi có những lúc tôi thấy thật chán nản khi không được làm những gì mình thích. Mọi người trong nhà quan tâm đến tôi bằng cách cung cấp cho tôi những vật chất đầy đủ nhất có thể và bắt ép tôi làm những điều mà họ nghĩ là tốt cho tôi mặc dù tôi cảm thấy rằng có vẻ tốt hơn nếu không làm điều đó; mẹ tôi thì khác, mẹ tôi quan tâm đến tôi bằng những thứ vô hình nhưng quý giá hơn những vật chất tôi có gấp ngàn lần, mẹ không ép uổng tôi làm những điều mẹ thích, mặc khác mẹ phân tích cho tôi hiểu từng khía cạnh của vấn đề để tôi cảm nhận và chọn cách thực hiện mà tôi cho là đúng nhất. Mẹ dạy tôi cách làm người từ lúc tôi con bé, đúng theo câu nói của ông bà xưa “ Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, từ đó đến nay, tôi đã học được rất nhiều điều từ mẹ. Những thứ mẹ dạy tôi rất phong phú: ngoài kiến thức giáo khoa là việc chăm sóc, yêu quý chính bản thân mình một cách đúng đắn; trân trọng những thứ mà mình đang có; đối nhân xử thế ở đời sao cho phải,… Từng điều, từng điều một đều nhẹ nhàng đi vào tâm trí của tôi và in sâu trong ấy bằng cách dạy đặc biệt của mẹ. Xen kẽ vào từng điều mẹ dạy là những kỉ niệm tuổi thơ trong trẻo mà mẹ mang đến cho tôi như muốn tô thêm nhiều màu sắc cho nhịp sống nhàm chán này. Từng kỉ niệm của hai mẹ con tôi rất mộc mạc đơn giản có nhiều khi nó rất nhỏ bé như hạt cát nhưng đó chính là những thứ mà lòng tôi cất giữ cẩn thận nhất.

Mẹ tôi luôn cố gắng cho tôi cảm nhận hết được những điều thú vị của tuổi thơ và trân trọng chúng. Tuổi thơ của mẹ là những tháng ngày tự học, tự chơi, tự lo tất cả cho bản thân và cả mấy đứa em vì hồi đó ngoại tôi có đông con lại bận buôn bán nên không có thời gian chăm sóc con cái. Có những lúc mẹ phải tự xin đi học rồi dẫn em đi học ké nhưng mẹ hồi đó học rất giỏi và tham gia hoạt động phong trào rất nhiều. Mấy năm liền mẹ làm liên đội trưởng, có những lúc mẹ đi tham dự Đại hội cháu ngoan bác Hồ ở xa nhà mà bà ngoại vẫn không hề hay biết, mẹ phải tự lo cho mình. Nhưng mẹ nói rằng hồi ấy tuy vậy nhưng rất vui vì mẹ có được tuổi thơ thật sự khi cứ chiều về là lại đi tắm sông, bắt cá, chơi đùa cùng lũ bạn, về nhà thì phụ ngoại và lo học hành, cũng nhờ thế nên mẹ hình thành được tính tự lập từ rất nhỏ. Còn tôi bây giờ quá đầy đủ và được chăm sóc cẩn thận nhưng những kỉ niệm tuổi thơ thì rất mơ hồ và tẻ nhạt, chúng chỉ là những kí ức sáng đến trường, chiều thì đi học thêm, nếu không có mẹ mang cho tôi màu sắc sinh động trong cuộc sống, giúp tôi biết dung hòa giữa học và chơi, giữa những kiến thức cho tương lai và kỉ niệm tuổi thơ trong sáng thì chắc cuộc sống của tôi không được như thế này.

Những món đồ chơi mẹ cho tôi không phải những con búp bê, những món đồ chơi bằng nhựa có sẵn bán đầy trong siêu thị dù mẹ có đủ khả năng mua những thứ ấy mà là những chiếc vỏ sò, vỏ ốc, những chiếc lá,… đơn giản. Mẹ dạy tôi biết sáng tạo qua những thứ đồ chơi ấy.Nhờ mẹ tôi tìm ra cách lấy vỏ sò làm nồi, niêu, xoong, chảo và cả chén, đũa nhỏ xíu trắng muốt mà mẹ con tôi đùa rằng chúng nó được làm từ chất liệu bền và đẹp nhất thế giới này để mẹ con tôi chơi nấu ăn; tôi biết nhặt những chiếc lá xếp thành bất cứ gì tôi muốn chẳng hạn như chú cào cào nhỏ xinh hay chiếc nón bé tẹo duyên dáng để mẹ con tôi có thể chơi bán hàng; tôi thấy được sự hấp dẫn khi tự mình làm món đồ chơi tôi thích và nghĩ ra. Tôi biết được rằng những thứ đơn giản quanh ta cũng là những thứ cần thiết và thú vị mà đôi khi ta không hiểu hết được giá trị của nó, cũng giống như mẹ tôi- bằng những cách đơn giản mẹ quan tâm đến tôi nhưng ẩn sâu trong đó là những tình cảm chan chứa mà có khi cả đời cũng chẵng hiểu hết được.

Những chuyến đi chơi mẹ thưởng cho tôi sau những lần tôi làm tốt nhiệm vụ hay những lần tôi thấy mệt mỏi không phải là những chuyến du lịch sang trọng ở nơi xa lạ mà là những chuyến đi thăm cánh đồng xanh mướt bất tận, thăm con sông hiền hòa của quê hương. Mẹ muốn từ đó, tôi sẽ yêu quê hương sâu sắc hơn, cảm nhận được quê hương thật vĩ đại, sẵn sàng dang tay đón những đứa con thân yêu bất kể chúng thành đạt hay thất bại, hạnh phúc hay buồn phiền trong cuộc sống. Và mẹ biết không, sau những lần ấy chẵng những con thấy được điều mẹ muốn con hiểu mà con còn nhận ra mẹ của con thật vĩ đại và bao la như một quê hương trong lòng con vậy!

Hôm trước, lớp tôi có đề Tập làm văn: Thuyết minh cách làm diều, tôi thật sự không biết phải làm bài đó như thế nào vì trước giờ tôi có được tiếp xúc với cánh diều đâu! Tôi hỏi mẹ, mẹ đã giải thích tỉ mỉ cho tôi hết những điều cần thiết mà tôi có thể đưa vào bài viết. Xong, mẹ nhẹ nhàng nhìn tôi bằng ánh mắt cảm thương, mẹ vừa động viên vừa dụ khị tôi rằng nếu cố gắng làm tốt bài đó thì mẹ sẽ thưởng cho tôi một chuyến thả diều bằng chính con diều tôi tự làm. Vậy đó, phần thưởng của mẹ đơn giản vậy thôi nhưng nó đủ có sức hấp dẫn cho tôi có động lực mạnh mẽ để làm tốt bài văn. Tôi cố viết bài văn thật hay bằng tất cả những hiểu biết mẹ cho tôi và bằng tất cả những cảm xúc khao khát mãnh liệt của tôi với cánh diều. Nhưng tiết rằng, lần ấy, bài văn của tôi không được điểm tốt vì những gì mà tôi biết về cánh diều quá ít để có thể làm bài văn hoàn chỉnh, tôi cảm thấy rất buồn và có lỗi với mẹ. Mẹ đến, an ủi tôi, mẹ nói rằng đó không phải là lỗi của tôi và mẹ vẫn sẽ cho tôi đi thả diều, mẹ mong rằng từ chuyến đi đó, tôi sẽ hiểu biết hơn về những món đồ chơi mộc mạc nhưng rất quan trọng với tuổi thơ của bất cứ đứa trẻ nào mà đại diện trong đó là cánh diều.

Mẹ tôi là thế, rất đơn giản nhưng cũng thật sâu sắc. Mẹ là người giúp tôi yêu hơn cuộc sống này và từ đó tôi nhận ra rằng: người mà tôi nhất trên cuộc đời chỉ có thể là mẹ. Mẹ và những kỉ niệm tuổi thơ mẹ đã cho, tôi sẽ mãi cất giữ sâu trong đáy lòng. Tôi yêu mẹ lắm, mỗi sáng thức dậy, điều tôi muốn hét thật to lên đầu tiên nhất không gì khác ngoài câu: CON YÊU MẸ LẮM, MẸ ƠI!



Nguyễn Hải Đăng
15 tháng 11 2017 lúc 12:16

Tuôi thơ chở đầy cổ tích Dòng sòng lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp vòng ca dao " Lời thơ của Trương Nam Hương luôn vang vọng trong tôi về hình anh người mẹ dịu dàng, nhân hậu. bao dung và những câu hát ru hời mẹ hát ru tôi trên cánh nôi tuổi thơ. Lúc đó, kí ức tôi bỗng trở thành một cuốn băng bị tua ngược tái hiện lại hình ảnh người mẹ yêu quý của tôi - người mà tôi vẫn hằng biết ơn và tôn thờ bấy lâu nay. Từ khi được sinh ra, tôi đã nhận được một vòng tay âu yếm, một dòng sữa ngọt ngào và một tình thương mênh mông, tràn trề từ người mẹ của tôi. Tuy mẹ không đẹp bằng những người phụ nữ khác, tuy mẹ không có mái tóc dài đen mượt, không có làn da trắng hồng hay đôi mắt long lanh, nhưng trong mắt tôi mẹ vẫn là người đẹp nhất. Đẹp vì sự cần cù, nhẫn nại; đẹp vì sự thông minh, sáng suốt và hơn cả. Mẹ đẹp nhất ở khuôn mặt đôn hậu và đôi mắt luôn nhìn tôi trìu mến. Trong ánh mẳl ẩy, tôi nhận rõ được tình thương bao la không bao giờ vơi cạn của mẹ. Mẹ lo cho chúng tôi từng miếng ăn, giấc ngủ, cái mặc và việc học hành. Cái lo lang, trăn trở ấy đã hằn sâu lên đôi mắt của mẹ, trên nước da ngăm ngăm vì nắng mưa của cuộc đời, của thời gian. Nhiều lúc, mẹ rất nghiêm khắc và lạnh lùng, nhũng lúc như vậy tôi cảm thấy mẹ là người rất đáng ghét. Nhưng những lúc mẹ ôm tôi vào lòng, bàn tay gầy gò xương xương của mẹ vuốt nhẹ lên mái tóc tôi. Những suy nghĩ xấu xí khi ấy chợt tan biến khi nào tôi chẳng hay, hiên hiện nơi tôi chỉ còn là tình yêu thương mà tôi dành cho mẹ. Hằng ngày, đôi bàn tay xương xương đầy những vết chai sần ấy của mẹ vẫn chăm chỉ, miệt mài đi làm kiếm tiền nuôi gia đình, về nhà, bàn tay ấy còn giặt giũ, nấu cơm. Đôi bàn tay ấy đã làm nên biết bao điều kì diệu. Những khi tôi bị sốt, mẹ đã nắm chặt tay tôi mà ân cần chăm sóc. Trong tình yêu thương đó, tôi cảm nhận dược lòng mẹ thật bao la, rộng lớn và nó đã làm cho cơn sốt của tôi được bớt đi phần nào. Tôi vẫn nhớ như in cái ngày ấy, lúc đi học về, tôi bắt quả tang mẹ đọc trộm nhật kí của tôi. Tôi bước đến chỗ mẹ đang ngồi và quát lên: “Tại sao mẹ lại đọc trộm nhật kí của con? Mẹ không được đọc”. Cứ tưởng rằng mẹ sẽ giận dữ la rầy tôi, nào ngờ mẹ không nói gì cả mà bước ra khỏi căn phòng một cách lặng lẽ với đôi mắt rưng rưng. Tôi đóng sầm cửa lại và ngồi bẹp xuống sàn nhà khóc nức nở. Hôm ấy, tôi đã không ăn tối. Ngồi trong phòng, đôi mắt tôi đơ cứng, bơ phờ nhìn về góc bàn - nơi để quyển nhật kí, mặc kệ cho những lời mẹ gọi ở ngoài cửa. Đêm dó, tôi trăn trọc mãi không ngủ được. Phải chăng vì tôi đã quen ngủ với mẹ, được mẹ nâng niu, âu yếm đưa tôi vào thế giới cổ tích với biết bao điều kì diệu nên tôi mới như thế? Cảm xúc của tôi dâng trào lên một cách mành liệt, thấy hối hận vỉ đã quát mẹ tôi. Bây giờ, tôi chỉ muốn nói với mẹ rằng “Con xin lỗi mẹ rất nhiều!” “Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm mẹ biết không? Cho dù con có khôn lớn, có trở thành người tài giỏi đốn đâu đi chăng nữa thi trong mất mẹ, con vẫn chỉ là đứa con bé bỏng, ngây thơ của mẹ. Con rất biết ơn mẹ. Con tự hào vì suốt cuộc đời này, mẹ mãi là nguồn sáng soi đường cho mỗi bước con đi


Các câu hỏi tương tự
Tran Huong Ngoc
Xem chi tiết
Thiên Lam
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Trinh
Xem chi tiết
Nguyễn minh quang
Xem chi tiết
Lê Trương Minh Thư
Xem chi tiết
Khuyên Jimin
Xem chi tiết
Võ Mạnh Tiến
Xem chi tiết