Số phận bế tắc đáng thương của người nông dân trong xã hội cũ được thể hiện rất rõ và thành công trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Thật vậy, cuộc đời của lão Hạc là đại diện cho số phận chung của những người nông dân khác đã được tái hiện rất chân thực và thành công. Đầu tiên chúng ta có thể thấy lão Hạc phải sống cuộc đời nghèo khổ. Vì nghèo, lão không có tiền lo đám cưới cho con. Hơn thế nữa cùng vì quá nghèo đói bế tắc mà lão cuối cùng cũng phải đưa ra quyết định đau đớn tột cùng: bán người bạn thân nhất là cậu Vàng. Nguyên nhân cái chết của lão cũng có một phần là do cuộc sống quá bế tắc nghèo khổ nên lão đã kết thúc bằng cái chết đau đớn ám ảnh. Thứ hai trong số phận của lão Hạc chính là lão bị dồn vào bế tắc cuộc sống. Hết lần này đến lần khác, lão cuối cùng đã rơi vào đỉnh điểm bế tắc khi phải chết bằng bả chó. Cái chết đau đớn của lão giống như lão tự trừng phạt mình và cũng để giải thoát cho bản thân trước cuộc sống quá đau khổ. Tóm lại, lão Hạc là người nông dân có số phận nghèo khổ, bế tắc gây thương cảm sâu sắc cho bạn đọc.
Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo "Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được". Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp,ăn trộm của ai,không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào.Qua đó,có thể thấy,Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng,một nhân cách sáng lên trong cảnh bần hàn.