cuộc sống của những bạn trẻ hiện nay rất sung sướng,được sống trong tình yêu thương của bố mẹ.được sống trong tình yêu thương day bảo của thầy cô.trẻ em hiện nay được ăn uống đầy đủ.được vui chơi,học tập,được bố mẹ chiều chuộng.nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhũng bạn trẻ phải chịu cảnh cực khổ.do bố mẹ mất sớm hoặc là do nhà nghèo.những đứa trẻ đó ko được học hành,vui chơi như bao đứa trẻ khác.bị xã hội rù bỏ không quan tâm đến,khiến chúng lâm vào các tệ nạn xã hội.chúng cảm thấy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ.chúng cảm thấy mik cô đơn .vì vậy tất cả mọi người hãy cùng nhau ,chung tay giúp cho những đứa trẻ đố.vì trẻ em là tương lai của đất nước nên mọi người hãy cùng nhau quan tâm ,chăm sóc tới trẻ em để sau này ko phải hối hận vì những việc đã làm ngày hôm nay
Trẻ em được sinh ra ngày hôm nay thực sự rất may mắn. Đó là khi chiến tranh không còn, đất nước không còn một bóng giặc, kinh tế thì ngày càng phát triển, cuộc sống ngày một sung sướng, đủ đầy. Việc đến trường để học đã diễn ra hầu hết trên toàn quốc, ai cũng được đến trường. Trái ngược với thời xưa, công nghệ bây giờ ra như vụt bão, đã cuốn hút giới trẻ lao vào điện tử, một số trẻ quên mất học hành, sa sút trong việc học tập( đối với một số trẻ ham chơi).
Đặc biệt, đó là sự suy đồi về đạo đức, nhân phẩm của những thế hệ trẻ ngày nay, mà biểu hiện rõ nhất đó chính là thái độ thờ ơ, vô cảm đối với mọi sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, dù đó là một sự kiện trọng đại của đất nước hay là những câu chuyện bình thường, gần gũi diễn ra xung quanh họ. Thái độ này dường như đang dần lan tỏa trong xã hội ta, ko chỉ trong giới trẻ mà đã len lỏi vào khắp mọi giới.
Những người sống vô cảm, thường mang trong họ tâm niệm “Đèn nhà ai nấy sáng”, tức là họ ko muốn dính dáng đến những rắc rối, phiền toái có thể mang lại cho họ. Tất nhiên, ta ko thể phủ nhận mặt tích cực của thái độ vô cảm là sẽ mang lại cho những người sở hữu chúng một sự an toàn nhất định và tránh được những phiền toái lại cho họ. Nhưng song song với đó, những người sống vô cảm tức là đã gián tiếp làm mất đi tính “người”trong bản thân của họ, và họ đã tự tách mình ra khỏi cộng đồng, ra khỏi xã hội mà chui ró vào cái xó chỉ biết có mỗi họ mà thôi.
Hằng ngày, trên các mặt báo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, ắt hẳn ta thấy ko ít những vụ việc đánh nhau của nữ sinh và xung quanh là các bạn học sinh khác nhìn theo cổ vũ và…quay phim, hay đơn giản hơn và cũng dễ dàng bắt gặp hơn là thái độ lạnh lùng, vô cảm của mọi người trên tuyến dường giao thông khi có một người phụ nữ bị ngã xe, thật hiếm để thấy có một ai đó giúp người phụ nữ đứng dậy. Thật khó hiểu, những người đó đang nghĩ gì khi không hề có một hành động mang tính “người” nào khi gặp đồng loại đang gặp khó khăn. “Con người là động vật có tinh thần”, và cái tinh thần đó thể hiện ở tính cộng đồng, tính gắn kết lẫn nhau giữa những con người. Sự thờ ơ, lạnh lùng của những người sống vô cảm phải chăng đã khiến cho tính “người” trong họ đã dần biến mất đi, và thay vào đó là sự lớn dần của phần “con”. Bởi con vật thì làm gì có tình thương với đồng loại, thậm chí chúng có thể ăn thịt lẫn nhau để có thể sinh tồn cơ mà.
Và những người sống vô cảm, họ luôn luôn ko quan tâm hoặc thích thú với những hoạt động, những sự kiện trong đại, những vấn đề quan trọng của cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Họ đã tự tạo ra một cái hang để chui rúc vào đó, và tách biệt bản thân với xã hội. Tôi biết, có thể ở trong cái hang đó, họ sẽ được sống cho riêng mình, ko phải lo âu về những phiền toái của người khác nhưng rồi liệu khi họ cần một sự giúp đỡ nào đó, liệu có ai sẵn sàng chui rúc vào cái hang của riêng họ để giúp đỡ họ hay không, và liệu họ có thể sống cô độc trong cái hang do họ tạo ra suốt cả đời hay ko…
Thật đáng lo, nếu như “cơn dịch vô cảm” này lan rộng ra toàn xã hội. Khi đó, một cộng đồng, một xã hội, một đất nước mà những người sống trong đó vô cảm, ko gắn kết, ko giúp đỡ nhau thì tất yếu cái cộng đồng đó, xã hội đó, đất nước đó sẽ sụp đổ và bị tiêu hủy.
Căn bệnh vô cảm này là sản phẩm từ một nền giáo dục yếu kém, thất bại hoàn toàn. Nền giáo dục nước ta, dường như ko chú trọng lắm đến việc đào tạo nên “nhân cách” mà chỉ chú trọng đến việc đào tạo ra “nhân lực”, nó thể hiện qua các chính sách, pháp lệnh cũng như chương trình học nặng nề của nước ta. Các môn quan trọng góp phần hình thành nên “nhân cách” con người là Giáo dục công dân và Ngữ văn dường như từ lâu đã trở thành những môn phụ ko đáng quan tâm, thời lượng tiết học vô cùng ít ỏi và nội dung học thì quá nặng nề, giáo điều thì làm sao có thể đào tạo nên những “nhân cách” tốt dc. Sự sai lầm của giáo dục đã kéo theo một thế hệ ko hoàn chỉnh, một thế hệ ko thể nào miễn nhiễm dc với những căn bệnh như vô cảm dc. Nguồn: “Hiền dữ nào phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, nếu muốn trị tận gốc những căn bệnh này, giáo dục là phương thuốc duy nhất có thể làm được. Muốn ngăn chặn, tiêu diệt hiện tượng này thì cải cách giáo dục một cách toàn diện từ mục đích, phương pháp cho đến cách thức là điều cực kỳ cần thiết. Chúng ta cần một nền giáo dục ko còn những giáo điều, lý thuyết khô khăn, nặng nề, ko cần thiết nữa mà thay vào đó những bài học sinh động, thực chất dể phát triển tâm hồn, nhân cách, nhân phẩm của mỗi học sinh. Chỉ có như thế, thì vô cảm mới có thể dc giảm thiểu ở mức thấp nhất.
Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, đừng để đến khi “cơn đại dịch” này lan rộng ra toàn xã hội thì lúc đó e là ta đã quá trễ, đừng để rồi đến một lúc nào đó, con người tiến hóa thêm một bậc nữa, mà khi đó phần “người” hoàn toàn biến mất trong họ.
Khi xã hội càng ngày càng phát triển, sự du nhập của văn hóa Phương Tây ngày càng rõ nét. Cách sống của người dân Việt cũng thay đổi rõ rệt. Đặc biệt là tầng lớp thanh niên, tầng lớp được coi là tương lai của một đất nước. Lý tưởng sống của thanh niên bây giờ phải đánh giá là kém hơn thời trước rất nhiều. Khi gia đình có điều kiện hơn, chăm lo cho các em được tốt hơn. Các em không thấy hiểu lỗi khổ của sự thiếu thốn nên nếp sống rất buông thả, trí cầu tiên tương đối kém. Mặt khác, do có điều kiện từ nhỏ nên các em thường thiếu lý tưởng về sống lành mạnh, thay vào đó là ăn chơi buông thả: đầu tóc nhuộm xanh đỏ, quần áo hở hàng, ăn chơi xa đọa, nghiện ngập... Có thể kết luận chung, đa số bộ phận thanh niên Việt Nam hiện nay chưa có một lý tưởng sống đích thực, chưa có một đường lối chuẩn chỉ, giúp các em định hướng cho tương lại. Điều này cần được chấn chỉnh ngay, từ cha mẹ, cộng đồng và Đảng nhà nước. Vì tầng lớp này chính là tương lai của một đất nước.
Tham Khảo
Khi có ai đó hỏi về tuổi thơ của bạn, có nghĩa là bạn đã đủ lớn để thấu hiểu và suy xét. Cũng như các bạn, tôi từng là một đứa trẻ sống bằng tình cảm và hành động do cảm tính. Từng trải qua tuổi thơ với những đoạn kí ức có lúc hiện rõ có lúc nhạt màu. Từng mơ mộng và nhiều tưởng tượng rồi cũng từng khóc cho những giấc mơ cổ tích không thành. Nhưng tôi chỉ là một đứa trẻ đến từ quá khứ nhìn cuộc sống của những đứa trẻ ở hiện tại bằng đôi mắt ngỡ ngàng, ngưỡng mộ nhưng có lúc lại chua xót, cảm thông. Có lẽ vì tuổi thơ của chúng tôi ngày xưa và tuổi thơ của các bạn bây giờ khác nhau quá chăng? Tuổi thơ của chúng tôi, những người gắn bó với đồng ruộng, thôn quê hay ít nhất cũng không xa lạ với mảnh vườn, luống rau có cái nhìn cuộc đời qua cánh diều, còn những đứa trẻ ngày nay lại nhìn đời qua màng hình vi tính. Nếu ai đã từng khờ dại khi tin có người ngồi trong chiếc radio và nói, chuồn chuồn cắn rốn sẽ biết bơi, con cóc nghiến răng là ra hiệu sai bảo trời mưa thì đó là chúng tôi, những đứa trẻ của thế hệ 9x, 8x và xa hơn nữa. Ngày đó, chúng tôi được thỏa thích tắm mưa, lội sông, bắt cá đồng những ngày nước nổi. Được hái hoa lục bình cho mẹ, được học cách nhổ một củ co, được theo cha đi bẫy chim, câu cá. Mùa nắng, chúng tôi nhặt những cọng rơm khô ngoài đồng, bó lại hình tròn rồi chơi trò đá bóng. Nghỉ hè, lũ bạn gần nhà í ới gọi nhau tìm lá dừa, lá chuối dựng thành những ngôi nhà bé nhỏ. Chúng tôi đứa đóng vai mẹ, người đóng vai con cứ thế bước vào cuộc đời rất tự nhiên. Tuổi thơ của trẻ em hiện nay so với chúng tôi thì đầy đủ hơn, tiện nghi hơn và thông minh hơn, còn hạnh phúc hay không chúng ta có bao giờ lắng nghe chúng nói. Chúng có cơ hội nghe nhiều hơn, thấy nhiều hơn cuộc sống xã hội thông qua các chương trinh thời sự, tin tức trên mạng, được kết nối với cả thế giới mới lạ trong đó có những người tốt và kẻ xấu, có nhiều điều đáng học hỏi nhưng cũng có thứ cần tránh xa. Cái thế giới ảo ấy cả người lớn chúng ta còn có lúc không giữ được mình huống hồ gì chúng là những đứa trẻ. Tuổi thơ của trẻ con bây giờ được cha mẹ bảo bọc, chăm lo tuyệt đối, có khi tôi cứ ngỡ như họ muốn nuôi dạy con trong điều kiện vô trùng. Chúng chỉ mỗi nhiệm vụ học, học và học. Hết học ở trường rồi về học thêm, luyện toán, luyện văn, luyện đàn, hát…Ngay cả những ước mơ riêng tư nuôi dưỡng tâm hồn chúng, ta cũng can thiệp. Trẻ em thời đại nào cũng thế, cũng đều dễ cười và dễ khóc, cũng đều dễ giận rồi dễ thứ tha. Bao giờ chúng cũng mong muốn được khám phá cuộc sống, hi vọng được nhớ đến, được yêu thương và được thể hiện mình. Chỉ có cuộc đời là thay đổi, quan niệm và những mong muốn của người lớn không giống như xưa, họ đặt lũ trẻ vào vòng tay yêu thương, che chở tuyệt đối để rồi cũng bằng vòng tay ấy họ siết chặt ước mơ và tự do của những chú chim non khao khát bầu trời cao rộng. Người tạo ra những mối nguy hiểm khiến cuộc sống ngày một không an toàn là người lớn chúng ta, người chạy theo những lo lắng, bất an cũng là chúng ta. Phải chăng chính chúng ta đã kì vọng quá nhiều vào các con mình để rồi vô hình chung khiến chúng cảm thấy cuộc sống quá nặng nề. Tôi may mắn có một công việc tiếp xúc nhiều với những đứa trẻ, cũng chính vì thế tôi khiến mình bận rộn với những trăn trở chưa thể giãy bày. Có nhiều em nói với tôi “con không có tuổi thơ”. Tôi nhìn vào đôi mắt thơ ngây của chúng mà xót xa. Ai lại không có tuổi thơ? Chỉ là tuổi thơ chúng ta đã có những gì. Và câu trả lời tuổi thơ chúng ta có những gì nằm ngay trong cách sống, cách dạy và cách đặt niềm tin của người lớn. Tôi cũng là người mẹ, cũng đã kì vọng và mơ ước về đứa con tương lai của mình. Vâng, đó là những đứa trẻ tương lai với một siêu năng lực vừa ngoan ngoãn, lễ phép vừa thông minh, học giỏi vừa có một tài năng nào đấy như thần đồng. Nhưng đứa trẻ hoàn hảo kia không phải con chúng ta thật sự. Con chúng ta luôn phạm lỗi, luôn thiếu soát vì chúng là những đứa trẻ bình thường. Người lớn chúng ta thật bất công khi bắt chúng phải hoàn hảo bằng việc học giỏi, đàn giỏi, toán giỏi, anh văn giỏi…mà chúng ta lại quên rằng ngày xưa khi bằng tuổi con chúng ta, các bạn chắc đã như thế? Ngay khi chúng ta đã trưởng thành, làm cha mẹ, ai bảo mình là bậc cha mẹ hoàn hảo? Thế mà chúng ta lại kì vọng con mình hoàn hảo, chẳng phải vô lý lắm sao? Đừng chỉ nghĩ cho chúng ăn no, ăn ngon, mặc đẹp và trang bị cho chúng đủ loại đồ chơi thông minh, học đủ các môn trí tuệ là chúng cảm thấy hạnh phúc. Nếu yêu trẻ, hãy để chúng có khoảng trời của tuổi thơ. Khoảng trời thật sự thuộc về chúng, để ở đó chúng có thể chơi những trò chơi thuộc về lứa tuổi của mình, mơ mộng những giấc mơ thần tiên và học cách mỉm cười, học cách chia sẻ, học cách vượt qua thất bại. Chúng có thể làm bạn phật ý vì sự tinh nghich, ương bướng, mạo hiểm…nhưng chính những điều ấy sẽ nuôi chúng lớn khôn. Mỗi người chúng ta chỉ sống được một đời và cũng chỉ trải qua một lần tuổi thơ, thế nên không ai có quyền được cướp đi tuổi thơ của người khác ngay cả chính con mình. Đừng đem những giấc mơ dang dở của bản thân gán vào đứa trẻ, bắt chúng phải thực hiện ước mơ của chúng ta. Hãy để chúng tự cố gắng vì ước mơ của chính chúng.
I. Mở bài
- Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO).
II.Thân bài
1. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em
a. Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực... của thế hệ trẻ. Trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.
b. Qua vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể nhận ra được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội.
2. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay.
a. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng:
- Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyên phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.
- Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.
b. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam lả nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyêt định Chương trình hành động vì sự sổng còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
c. Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền địa phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học... để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa...
3. Suy nghĩ của em về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, các chính quyền địa phương đối với vấn đề quyền lợi của trẻ em:
(Gợi ý: Em có vui và hoan nghênh những cố gắng của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Việt Nam... về vấn đề này hay không? Vì sao? ý kiến đề xuất của em, nếu có, để Chính phủ, chính quyền địa phương nơi em sinh sống thực thi tốt hơn việc bảo đảm quyền lợi cho trẻ em?)
III. Kết bài
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được cộng đồng quốc tế nói chung, Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội Việt Nam nói riêng ý thức đầy đủ và có kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực.
- Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc ấy, mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện để cỏ thể gánh vác trọng trách là người chủ tương lai của nước nhà sau này.