Văn bản ngữ văn 7

Nkóc Lém Lỉnh

Viết 1 bài văn nghị luận giải thích về câu tôn sư trọng đại

Khánh Linh Nguyễn
22 tháng 2 2018 lúc 20:42

Tôn sư trọng đạo không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy".

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

Bình luận (0)
Phạm Bình Minh
22 tháng 2 2018 lúc 20:45

A. Mở bài
- Dẫn dắt.
- Khái quát nội dung câu tục ngữ “Tôn sư trọng đạo”.
-Dẫn trích câu tục ngữ.
B. Thân bài
a.Giải thích câu tục ngữ .
- “Sư” nghĩa là thầy – “Tôn sư” nghĩa là tôn trọng thầy.
- “Đạo” là đạo đức, lẽ phải.
- “Trọng đạo” là coi trọng đạo đức làm người.
- Nghĩa bao trùm:Người thầy có vị trí quan trọng trong việc giáo dục, nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, quý trọng thầy.
b.Tại sao phải tôn sư trọng đạo ( tại sao phải biết ơn và quý trọng thầy).
- Vì không có thầy thì không có hiểu biết về tri thức “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Một chữ cũng do thầy mà nửa chữ cũng do thầy “Không thầy đố mày làm nên”- không có thầy không có sự nghiệp, không có công danh…
- Người thầy ngoài việc cung cấp kiến thức văn hoá còn giáo dục đạo đức, lễ nghĩa…đạo làm người. Có thể so sánh công lao thầy cô sánh với công ơn của cha mẹ.
c.Tình cảm, thái độ với thầy cô như thế nào.
- Tôn trọng, biết ơn, nghe lời.
- Một số biểu hiện sai trái trong xã hội hiện nay.
C. Kết bài
- Khẳng định vai trò của người thầy trong thời đại hiện nay.
- Suy nghĩ bản thân mình.

Bình luận (0)
Đạt Trần
22 tháng 2 2018 lúc 21:08

Câu tục ngữ đã thấm nhầm những quan niệm của ông cha ta. Có thể nói đây là một đạo lý mà con người Việt Nam không thể nào chối bỏ được. Nó mang một nghĩa sâu sa cho sự tôn kính, biết ơn đối với người đã có công dạy dỗ mình.

Mở đầu câu tục ngữ là từ tôn nó mang ý nghĩa sâu sa của sự tôn kính, kính trọng. ông cha ta có câu “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” đây là một câ tục ngữ hay, người thầy ở đây được ví ngang ngữa với bố mẹ mình. Không chỉ có thế người thầy cũng là người cho ta kiến thức, trnag bị cho ta vào đời. có thể nói công ơn của thày rất to lớn. chúng ta không thể phủ nhận công ơn đó đi mà phải ghi nhớ trong lòng, tôn kính thầy như cha mẹ mình. Từ tôn bổ nghĩa cho từ sư để nói lên công ơn dạy dỗ, của các thầy cô.

Trọng đạo ở đây co nghĩa là trọng những đạo lý của phận làm con, làm em phải biết quý trọng những gì mà thầy cô đã cho mình.không chỉ có vậy còn phải biết tôn trọng, không nên dùng những việc làm không tốt không tôn kính .

Và không chỉ có thế Tôn sư trọng đạo được coi là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân ***** thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Và bên cạnh đó Tôn sư trọng đạo được coi là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này.

Và bổ phận làm con làm em phải biets quý trọng những j mà ông ch ta đã để lại. kế thừ và phát huy một cách tốt nhất cho truyền thống này.

Bình luận (0)
Đạt Trần
22 tháng 2 2018 lúc 21:07

Trọng đạo nhé bn

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Phan Hà Vy
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Đinh Tiến Dũng
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
duyên lâm
Xem chi tiết