Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Bình

viết 1 bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Bác Hồ qua bài thơ Ngắm trăng

cần gấp lắm mn, mai e thi r

Anh Qua
5 tháng 3 2019 lúc 13:21

Bài thơ Ngắm trăng ( vọng nguyệt) là một trong những thi phẩm trích trong tập “Nhật ký trong tù” của Bác . Tập thơ ra đời trong khi vị lãnh tụ kính yêu đang bị giam hãm và tù đầy. Bài thơ là bức họa thưởng trăng của người tù, qua con mắt của thi nhân, cảnh thiên nhiên hiện ra thật đẹp:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Mở đầu thi phẩm là những vần thơ phác họa một cách chân thực cuộc sống trong tù khổ cực và gian lao của Bác. “Trong tù không rượu cũng không hoa”, cuộc sống khó khăn, khắc khổ trong tù kìm hãm con người ta, làm cho thi nhân không thể làm bạn với rượu , trò chuyện với hoa. Mà từ xưa, rượu và hoa đã trở thành thú vui tao nhã cho những kẻ lãng tử vì nghệ thuật , vì văn thơ. Trong hoàn cảnh ấy ta chỉ có thể làm bạn với thiên nhiên. Hình ảnh trăng lúc ấy từ mờ ảo mà trở nên rõ nét, đẹp và lãng mạn vô cùng. Bác vừa đắm say trước cảnh đẹp trong đêm khuya, một vầng trăng sáng xuất hiện chiếu rọi tâm hồn thi nhân, khúc xạ những cảm xúc, những rung động lạc với hoàn cảnh thực tại. Trong sự đắm say ấy có chút bối rối trước sự xuất hiện của vầng trăng và ánh sáng tỏa xuống ô cửa sổ của nhà tù. Trăng luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi nhân và những người yêu cái đẹp, người ta thưởng nguyệt để tâm hồn được thư thái thế nhưng Bác Hồ lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là bị giam cầm, bó buộc tự do ở trong tù. Hình ảnh vầng trăng càng trở nên lung linh hơn, đối lập với sự tối tăm của tù đầy, vầng trăng là ánh sáng duy nhất khiến cho người tu ung dung thưởng thức mà khó "hững hờ" bỏ qua.

Trong hai câu thơ tiếp cũng là hai câu cuối cùng của bài thơ, ta thấy rõ được sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa thực tại và mộng mơ, giữa bút lãng mạn và bút pháp hiện thực. Dù cho có đối lập nhưng khi chúng giao hòa với nhau lại tạo ra một bức tranh rất đỗi trữ tình và đẹp đẽ:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Hình ảnh thi nhân được khắc họa nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận, khổ đau trước những khó khăn thiếu thốn và nghịch cảnh trong nhà tù như xiềng xích, bệnh tật, sự bất công,…Trước hoàn cảnh đó Bác quên đi thế giới hữu hình xung quanh mình để thưởng nguyệt, đề tìm đến cõi vô hình của xúc cảm, Người luôn giữ cho riêng mình phong thái của người nghệ sĩ, sự ung dung, tự tại, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng chẳng run sợ trước những khó khăn của nhà tù tối tăm . Và với biện pháp nhân hóa, vầng trăng trở nên tuyệt đẹp và có hồn. Trăng có thể "nhòm", nhìn vào trong bóng tối, ngắm nhà thơ. Chi tiết đó đã thể hiện sự lãng mạn của người tù nhân. Bác cho thiên nhiên, đó là vầng trăng mang một vẻ đẹp giản dị hoang dại mà độc đáo : ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà tù tối tăm với nhưng khung sắt han gỉ đã trở thành tri âm, tri kỉ của người tù binh, người chiến sĩ cách mạng mang trong mình tâm hồn , xúc cảm của thi nhân.

Ngắm trăng là một bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Nhật Kí Trong Tù. Đúng như Hoài Thanh từng nói rằng:" thơ Bác đầy ánh trăng". Thiên nhiên luôn trở thàng nguồn cảm hứng lớn lao và bất tận.

BÀI VĂN 2: CẢM NHẬN TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN CỦA BÁC QUA BÀI THƠ NGẮM TRĂNG
Từng nghe:
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió, trăng hoa, tuyết núi sông.”
Quả là thiên nhiên đã trở thành nơi chốn bình yên để tâm hồn thanh khiết của người nghệ sĩ nương náu, đi về để trở về với đời sống tinh thần, không vướng bụi trần. nhưng, với Hồ Chí Minh người chiến sĩ cách mạng cộng sản, thì đến với thiên nhiên lại trong những tình huống đầy nghịch cảnh trớ trêu, và qua đó cũng chính để bộc lộ tình yêu thiên nhiên của Bác. Với cảm hứng ấy, “ngắm trăng” là bài thơ đầy ý vị.
Mở đầu bài thơ, tác giả nêu ra hoàn cảnh của chính mình trong đề lao:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.
Trong tù, một hoàn cảnh thật đặc biệt, không rượu, không hoa, không thú vui tao nhã. Có thể nói câu thơ thứ nhất với biện pháp liệt kê đã cho thấy hoàn cảnh gian khổ, khó khăn mà Bác đang phải trải qua. Có lẽ đây không phải là lần đầu tiên và duy nhất Người giãi bày nỗi lòng mình, ta đã từng gặp trong những câu thơ như:

“Ba tháng cơm không no
Ba tháng áo không mặc
Ba tháng không giặt giũ”.
Hoặc;
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”.
Và còn đây nữa:
“Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình”.

Bởi thế mà đây không phải là lần đầu tiên Bác rơi vào cảnh ngộ như vậy. nhưng có lẽ với ý chsi, nghị lực thì Bác đã quen với cuộc sống nơi tù ngục khắc nghiệt, tàn nhẫn, và ở câu thơ này là sự thiếu thốn về vật chất, tiện nghi, những yếu tố để đáp ứng nhu cầu nhân bản của con người. thế nhưng nói cái thiếu thốn về vật chất để nói cái dư thừa, đầy đủ và hào phóng về tinh thần. trong tù là thế, nhưng người tù vẫn ung dung, vẫn thanh thản thưởng ngoạn và say sưa với vẻ đẹp của thiên nhiên ngoài kia. Xưa kia thi nhân làm bạn với thiên nhiên là khi đã lánh đục về trong, xem thiên nhiên và thưởng ngoạn thiên nhiên được coi như một thú vui tao nhã cùng với phong, hoa, tuyết nguyệt. ấy thế mà, với Bác thiên nhiên không ngoài vẻ đẹp của nó, nhưng Bác đến với thiên nhiên không phải để lánh đục về trong mà là để thnah lọc, để làm tinh thần khuây khỏa, lạc quan. Dù trong tù đày khắc nghiệt đấy, nhưng người thơ vẫn không nỡ hững hờ với thiên nhiên. Hẳn Bác phải có một trái tim yêu thiên nhiên tha thiết lắm chăng:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Hai câu thơ thật ấn tượng, khắc họa hai tư thế đối diện thật đặc biệt. Người-trăng đối diện đàm tâm, có lẽ tuy hai mà hóa thành một, trong hoàn cảnh tù đầy kia, thì ánh trăng như bạn tri kỉ đã chia sẻ, giãi bày và làm dịu bớt nỗi nhọc nhằn của người bị giam cầm. có thể thấy, Bác bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về nhân cách, thân thể ở trong lao nhưng tinh thần ở ngoài lao. Đó là biểu hiện của một bản lĩnh, ý chí phi thường, vượt lên trên nỗi đau và bi kịch của bản thân để sẵn sàng say sưa và kết bạn với vầng trăng. Trăng không còn là một vật thể vô tri vô giác mà đã có tâm hồn, có linh hồn và muốn được kết giao, được yêu thương như con người vậy. có thể nói trong thơ Bác, trăng đã trở thành người bạn chí tình nhưng mỗi lần xuất hiện lại là một nét đẹp, một tình huống khác nhau, bởi thế nên vầng trăng trở lại mà không lặp lại.

Với bốn câu thơ ngắn gọn, hàm súc, những hình ảnh được xây dựng theo kết cấu đối ngẫu đầy ý vị. Nhà thơ đã cho thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, một tinh thần lạc quan, giàu tình yêu cuộc sống, niềm khát khao hướng ra thê giới ngoài kia rộng lớn, đẹp tươi. Đó cũng chính là chất thép trong thơ Bác, là một nét đẹp trong phong cách thơ Hồ Chí Minh.

Ngô Thị Thu Trang
13 tháng 2 2018 lúc 20:28

Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bải thơ:

NGẮM TRĂNG

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh

Cậu Bé Clever
11 tháng 4 2018 lúc 20:09

"Trong tù không rượu cũn không hóa" đã cho thấy Bác đang rất cô đơn và ở một nơi trống vắng không có gi.Còn câu"Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"cho thấy hôm nay là một đêm trăng tuyệtđep và khó có thể diên tả

được.hai câu tiếp theo

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

đã sử dụng biện pháp điệp va nhân hóa để giúp ta hình dung được Bác đang rất cô đơn chỉ ngồi ngắm trăng và trăng lại ngắm lại mình

halinhvy
4 tháng 3 2019 lúc 19:35

Bài thơ Ngắm trăng ( vọng nguyệt) là một trong những thi phẩm trích trong tập “Nhật ký trong tù” của Bác . Tập thơ ra đời trong khi vị lãnh tụ kính yêu đang bị giam hãm và tù đầy. Bài thơ là bức họa thưởng trăng của người tù, qua con mắt của thi nhân, cảnh thiên nhiên hiện ra thật đẹp:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Mở đầu thi phẩm là những vần thơ phác họa một cách chân thực cuộc sống trong tù khổ cực và gian lao của Bác. “Trong tù không rượu cũng không hoa”, cuộc sống khó khăn, khắc khổ trong tù kìm hãm con người ta, làm cho thi nhân không thể làm bạn với rượu , trò chuyện với hoa. Mà từ xưa, rượu và hoa đã trở thành thú vui tao nhã cho những kẻ lãng tử vì nghệ thuật , vì văn thơ. Trong hoàn cảnh ấy ta chỉ có thể làm bạn với thiên nhiên. Hình ảnh trăng lúc ấy từ mờ ảo mà trở nên rõ nét, đẹp và lãng mạn vô cùng. Bác vừa đắm say trước cảnh đẹp trong đêm khuya, một vầng trăng sáng xuất hiện chiếu rọi tâm hồn thi nhân, khúc xạ những cảm xúc, những rung động lạc với hoàn cảnh thực tại. Trong sự đắm say ấy có chút bối rối trước sự xuất hiện của vầng trăng và ánh sáng tỏa xuống ô cửa sổ của nhà tù. Trăng luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi nhân và những người yêu cái đẹp, người ta thưởng nguyệt để tâm hồn được thư thái thế nhưng Bác Hồ lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là bị giam cầm, bó buộc tự do ở trong tù. Hình ảnh vầng trăng càng trở nên lung linh hơn, đối lập với sự tối tăm của tù đầy, vầng trăng là ánh sáng duy nhất khiến cho người tu ung dung thưởng thức mà khó "hững hờ" bỏ qua.

Trong hai câu thơ tiếp cũng là hai câu cuối cùng của bài thơ, ta thấy rõ được sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa thực tại và mộng mơ, giữa bút lãng mạn và bút pháp hiện thực. Dù cho có đối lập nhưng khi chúng giao hòa với nhau lại tạo ra một bức tranh rất đỗi trữ tình và đẹp đẽ:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Hình ảnh thi nhân được khắc họa nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận, khổ đau trước những khó khăn thiếu thốn và nghịch cảnh trong nhà tù như xiềng xích, bệnh tật, sự bất công,…Trước hoàn cảnh đó Bác quên đi thế giới hữu hình xung quanh mình để thưởng nguyệt, đề tìm đến cõi vô hình của xúc cảm, Người luôn giữ cho riêng mình phong thái của người nghệ sĩ, sự ung dung, tự tại, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng chẳng run sợ trước những khó khăn của nhà tù tối tăm . Và với biện pháp nhân hóa, vầng trăng trở nên tuyệt đẹp và có hồn. Trăng có thể "nhòm", nhìn vào trong bóng tối, ngắm nhà thơ. Chi tiết đó đã thể hiện sự lãng mạn của người tù nhân. Bác cho thiên nhiên, đó là vầng trăng mang một vẻ đẹp giản dị hoang dại mà độc đáo : ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà tù tối tăm với nhưng khung sắt han gỉ đã trở thành tri âm, tri kỉ của người tù binh, người chiến sĩ cách mạng mang trong mình tâm hồn , xúc cảm của thi nhân.

Ngắm trăng là một bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Nhật Kí Trong Tù. Đúng như Hoài Thanh từng nói rằng:" thơ Bác đầy ánh trăng". Thiên nhiên luôn trở thàng nguồn cảm hứng lớn lao và bất tận.


Các câu hỏi tương tự
Nhung Nguyễn
Xem chi tiết
Tạ Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Thanh Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Phương Duy
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Thương
Xem chi tiết
Hân Blink
Xem chi tiết
Duy Báchh
Xem chi tiết
Thu Pham Ngoc Anh
Xem chi tiết