Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌, 1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai (抑齋), là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam.[1] Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi làm quan dưới triều Hồ, nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh đầu hàng rồi bị bắt giải về Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo. Đến ải Nam Quan, cha ông khuyên ông nên quay về để trả nợ nước, báo thù nhà, ông làm theo. Sau khi nước Đại Ngu rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.[2]
Nguyễn Trãi
Sinh:1380 Thăng Long, Đại Việt |
Mất:19 tháng 9, 1442[3] |
Bút danh:Ức Trai |
Công việc:Nhà chính trị, Nhà thơ, Nhà địa lý học, Nhà ngoại giao |
Quốc gia:Việt Nam |
Dân tộc:Kinh |
Quốc tịch:Việt Nam |
Giai đoạn sáng tác:Văn học trung đại Việt Nam |
Thể loại:Thơ, Cáo, Chiếu, Biểu, Tấu |
Tác phẩm nổi tiếng:Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí |
Vợ:5 vợ |
Con:7 con trai |
MấtBút danhCông việcQuốc giaDân tộcQuốc tịchGiai đoạn sáng tácThể loạiTác phẩm nổi bậtVợ/chồngCon cái
Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.[2] Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê ở làng Nhị Khê, huyện Thường Phúc nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (cũ); con Nguyễn Phi Khanh, tiến sĩ cuối đời Trần, cháu ngoại Trần Nguyên Đán[1].Phan Huy Chú nhận xét:'Ông Nguyễn Trãi tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, đều am hiểu cả.'[4]
Dưới thời nhà Trần, cha ông là Nguyễn Phi Khanh hay Nguyễn Ứng Long được Tư đồ Trần Nguyên Đán mời về dạy con gái, tên là Thái, làm Thái có thai rồi bỏ trốn. Trần Nguyên Đán cho gọi Ứng Long về gả con gái cho, sinh ra Nguyễn Trãi. Sau đó Ứng Long thi đỗ nhưng vua Trần Nghệ Tông bỏ không dùng, cho rằng "Bọn chúng có vợ giàu sang, như thế là kẻ dưới mà dám phạm thượng.'' [5] Khi nhà Hồ thay nhà Trần, Nguyễn Phi Khanh được cất nhắc sử dụng, đổi tên là Phi Khanh (Phi Khanh sinh ra Trãi, cũng đỗ thái học sinh).
Theo nghiên cứu sử gia hiện đại Trần Huy Liệu, Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái có với nhau năm người con theo thứ tự là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Báo, Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Bằng và Nguyễn Phi Hùng[6] Mẹ ông mất sớm, anh em Nguyễn Trãi ở ông ngoại là Trần Nguyên Đán, đến năm 1390 thì Trần Nguyên Đán mất. Nguyễn Phi Khanh phải một mình nuôi các con.[7]. Nguyễn Trãi còn ít tuổi rất ham học, điều đó được cha ông nói đến trong bài thơ Gia viên lạc:
Cố viên loạn hậu hữu tiên lư
Lục tuế nhi đồng phả ái thư
Nghĩa là:
Vườn xưa sau loạn còn nhà cũ
Sáu tuổi con thơ rất thích sách
Tuyên truyền và Tưởng niệm[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1956, Bộ Văn hoá Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức lần đầu tiên lễ kỷ niệm Nguyễn Trãi nhân 514 năm ngày mất của ông[99]. Sau đó, vào các năm 1962, 1967, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều đặn kỉ niệm 520 năm và 525 năm ngày mất của Nguyễn Trãi và đã phát hành một bộ tem về ông vào năm 1962[100]. Năm 1980, Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phát hành một bộ tem về Nguyễn Trãi nhân kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông[101].
Đền thờ Nguyễn Trãi ở Nhị Khê, Hà Nội vốn là từ đường của họ Nguyễn Nhị Khê, được xây dựng sau khi vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết cho ông[64]. Đền còn lưu giữ bức chân dung Nguyễn Trãi cổ vẽ trên lụa và nhiều bức hoành phi nêu bật công lao và đức độ Nguyễn Trãi. Nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, nhà thờ đã được tôn tạo mở rộng, có thêm phòng trưng bày về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi và tượng đài Nguyễn Trãi. Đền được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá vào tháng 1 năm 1964.
Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Hải Dương được khởi công xây dựng vào năm 2000 và khánh thành vào năm 2002. Toạ lạc tại khu vực động Thanh Hư, đền có mặt bằng rộng 10.000m2, xoải dốc dưới chân dãy Ngũ Nhạc kề liền núi Kỳ Lân, chia thành nhiều cấp, tạo chiều sâu và tăng tính uy nghiêm. Nghệ thuật trang trí mô phỏng phong cách Lê và Nguyễn. Đền đã được công nhận di tích nghệ thuật kiến trúc năm 2003. Ngoài ra, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ cũng được thờ ở làng Khuyến Lương, nay là phường Trần Phú, quận Hoàng Mai và ở xã Lệ Chi Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội.