Ngô Tất Tố đã khắc họa rõ nét về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội nủa phong kiến xưa qua hình ảnh chị Dậu vùng lên đánh lại bọn tay sai thực dân trong văn bản "Tức nước vỡ bờ". Trước hết , chị là 1 người phụ nữ yêu thương chồng con. Điều này như động lực cho chị vùng lên chông lại cai lệ và người nhà lí trưởng. Lúc chúng sầm sập tiến vào với dây thừng, roi song, tay thước, anh Dậu do quá sợ hãi mà ngất đi còn chị Dậu thì bình tĩnh cầu khẩn người nhà kí trưởng cho khuất sưu. Đến khi không chịu đựng được nữa, chị đã nổi dậy đấu tranh. Từ sự nhún nhường "ông- cháu" đến sự ngang hàng, bình đẳng trong xưng hô "mày- bà". Nó làm toát lên 1 chân lí: có áp bức thì có đấu tranh. Hơn nữa còn làm rõ chân lí cuộc đời của những người nông dân thời xưa: con đường sống của quần chúng nhân dân bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng. Ngoài ra, càng làm nổi bật sức mạnh tiền tàng của người phụ nữ xưa. Ngô Tất Tố đã thành công trong sự miêu tả một người phụ nữ riêng, nhiều người nông dân nói chung cùng cuộc đời khó khăn, khổ cực của họ.
* có gì thiếu thì bạn bỏ sung nhé-~-*