Ôn tập lịch sử lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Dung

Vì saoCT HCM ký Hiệp định 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946?

Nguyen
6 tháng 5 2019 lúc 20:29

VÌ SAO TA KÝ HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ VÀ TẠM ƯỚC VIỆT - PHÁP?

Trước âm mưu thôn tính và tiếp tục áp đặt chính sách thuộc địa đối với Việt Nam của thực dân Pháp, cùng với đó là mưu đồ của chính quyền Tưởng Giới Thạch, Đảng ta đã nhận định chính xác, lựa chọn và quyết định nhanh chóng giải pháp tình thế để có thời gian chuẩn bị, sẵn sàng kháng chiến. Mục đích để tránh tình thế bất lợi, đồng thời nhằm bảo toàn lực lượng, củng cố vị trí đã chiếm được, chấn chỉnh đội ngũ cách mạng, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phong trào. Mặt khác là để khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa quân Tưởng và bọn tay sai (bọn tay sai không muốn ta ký hiệp định với Pháp, vì khi quân Tưởng về nước, chúng sẽ mất chỗ dựa).

Trên cơ sở cân nhắc nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề, tính toán thiệt hơn, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ vào lúc 16 giờ 30 phút, ngày 6-3-1946 tại ngôi nhà số 38, phố Lý Thái Tổ (nay là Cung thiếu nhi Hà Nội) giữa đại diện Chính phủ Pháp là Xanh-tơ-ny (Jean Sainteny) - Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Đông Dương và Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh cùng Đặc ủy viên Hội đồng các bộ trưởng Vũ Hồng Khanh. Hiệp định ghi rõ “Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ của mình, tài chính của mình... Về việc thống nhất 3 kỳ của nước Việt Nam, Chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận những quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng thân thiện tiếp đón quân đội Pháp vào thay thế quân đội Trung Hoa. 2 chính phủ thỏa thuận lực lượng thay thế quân đội Trung Hoa gồm có 10 ngàn quân Việt Nam thuộc quyền các nhà chức trách quân sự Việt Nam, 15 ngàn quân Pháp, kể cả số lính Pháp hiện đã đóng ở miền Bắc Việt Nam sẽ thay thế quân Tưởng, số quân này sẽ rút khỏi Việt Nam trong vòng 5 năm, mỗi năm một phần năm quân số”.

Ở đây xin được nói rõ hơn về cụm từ “quốc gia tự do” trong hiệp định, đây là kết quả của sự đấu trí, đấu tranh gay gắt giữa ta và Pháp trong suốt quá trình thương lượng. Ta yêu cầu Pháp phải công nhận Việt Nam là “quốc gia độc lập”, phía Pháp chỉ đồng ý thừa nhận ta là một nước “tự trị” để kìm ta trong một khuôn khổ nhất định của chủ nghĩa thực dân. Cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra cụm từ “quốc gia tự do” và được Chính phủ Pháp đồng ý.

Tuy hiệp định đã được ký kết, buộc phải thừa nhận tư cách pháp lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng thực dân Pháp vẫn muốn chia cắt 2 miền Việt Nam và bật đèn xanh cho các hành động quân sự nhằm tái chiếm Đông Dương. Để tránh nguy cơ chiến tranh trước mắt, thực hiện chủ trương sử dụng biện pháp ngoại giao là chính để có thời gian củng cố lực lượng, chúng ta đã rất kiên trì tiến hành các biện pháp ngoại giao thông qua những lần Hội nghị Phông-ten-nơ-blô (Fontainebleau) kéo dài từ ngày 6-7 đến 10-9-1946 và đi đến ký kết Tạm ước Việt - Pháp ngày 14-9-1946.


Các câu hỏi tương tự
Thien Nguyen
Xem chi tiết
Hào Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Bảo Anh
Xem chi tiết
Chuuri Nhi
Xem chi tiết
vicky nhung phàm ca
Xem chi tiết
Giang Hoàng
Xem chi tiết
Bùi Đức Tiến
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bình
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết