Tham khảo:
Vũ Nương “chẳng thể trở về nhân gian được nữa” mà vẫn quả quyết “tất phải tìm về có ngày”
-> Vũ Nương là người trọng tình nghĩa, trọng danh dự
+ Nàng trở về vì nhớ quê hương , nhớ chồng , nhớ con trai nhỏ , muốn về thăm nhà lần cuối.
+ Trở về cảm ơn Trương Sinh đã lập đàn giải nỗi oan cho mình , khát khao được phục hồi danh dự .
Vũ Nương là một người vợ hiền lại đảm đang việc nhà hết lòng yêu thương chồng. Coi mẹ của Trương sinh như mẹ ruột, hết lòng chăm con. Vì thương con nên mới dỗ con bằng cách nói cái bóng là cha của nó. Đứa con còn trẻ dại tưởng thật nên kể với Trương Sinh. Vốn chàng là người hay ghen tuông, đã gán cho vợ mình cái mác ngoại tình. Từ đó, Vũ Nương đã chịu sự hiểu lầm không thể nào giải thích được. Cái chết của Vũ Nương không phải là hành vi bộc phát mà nàng đã có tính toán bởi nàng đã tắm sửa sạch sẽ để tìm đến cái chết như một cách thức minh oan duy nhất. Tuy có những phẩm chất tâm hồn đáng quý nhưng Vũ Nương đã phải chịu một số phận cay đắng, oan nghiệt. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công phi lí đương thời chà đạp lên hạnh phúc của con người. Nhà văn ngợi ca những phẩm chất tâm hồn đáng quý của người phụ nữ xưa, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương xót cho số phận bất hạnh của họ và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà đạp, rẻ rúng con người đặc biệt là người phụ nữ.
Vũ Nương là người phụ nữ cao quý. Cô đoan trang, trong trắng, thủy chung. Chồng đi đánh trận, cô ở nhà nuôi con và chờ đợi. Cô hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, khiến mọi người đều biết. Thế mà, cô lại bị nghi oan, phải quyên sinh để chứng minh lòng chung thủy. Vì vậy, không ai không xúc động.