Những tinh thể này có kích cỡ siêu nhỏ với hình dạng, tổ chức khác nhau trên da. Để đổi màu da, tắc kè chỉ cần thay đổi cấu trúc sắp xếp của lớp tế bào phía ngoài bằng cách thả lỏng hoặc làm căng lớp da.
Khi lớp da ở tình trạng thả lỏng, tinh thể nano này tiến lại gần nhau, tế bào chỉ đặc biệt phản chiếu các bước sóng ngắn như xanh dương.
Nhưng khi làn da bị kích động, khoảng cách giữa các tinh thể sẽ gia tăng, khiến các tế bào phản chiếu bước sóng dài hơn như vàng, cam, đỏ... Da của tắc kè chứa túi sắc tố vàng, khi kết hợp với ánh sáng xanh dương mang màu xanh lá - có thể ngụy trang, hòa lẫn với thiên nhiên dễ dàng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng phát hiện lớp tế bào da dày, ẩn sâu dưới da có thể phản chiếu một lượng lớn ánh sáng Mặt trời song không thay đổi màu sắc. Lớp da này có tác dụng giúp tắc kè phản chiếu nhiệt, giữ mát cho cơ thể.
Khi lớp da ở tình trạng thả lỏng , các tinh thể nano sẽ tiến lại gần nhau và lm lớp da chỉ phản chiếu ánh sáng có bước sóng xanh dương. Màu sắc này khi kết hợp vs sắc tố vàng trên da sẽ tạo ra màu xanh lá, giúp tắc kè hoa có thể hòa lẫn vào thiên nhiên 1 cách dễ dàng
Để đổi màu da , nó chỉ cần thay đổi cấu trúc sắp xếp của lớp tế bào phía ngoài bằng cách thả lỏng hoặc lm căng lớp da
Tắc kè được cho là đổi màu da chỉ để ngụy trang phù hợp với môi trường xung quanh nhằm trốn kẻ thù. Tuy nhiên trên thực tế, đây là cách chúng điều hòa thân nhiệt hoặc “giao tiếp” với đồng loại.
này bạn viết lộn chuyển màu để làm gi? mà ko ai trả lời nữa nhé
vì trên da có nhiều tế bào phù hợp để thay đổi màu sắc để trốn kẻ thù hoặc thích nghi với môi trường
Tắc kè đổi được màu là nhờ một lớp tế bào ở da mà cơ thể tắc kè có thể điều chỉnh để lớp tế bào này phản ứng với màu sắc của ánh sáng. Qua đó mà màu sắc của cơ thể thay đổi theo môi trường.