Bài 3. Sông ngòi và cảnh quan Châu Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Thanh Lương

vì sao sông ngòi ở Đông nam Á, Đông Á, Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc?
vì sao sông ngòi ở Tây Nam Á, Tây Á có mạng lưới sông ngòi kém?

Nguyễn Huế
20 tháng 10 2017 lúc 18:08
Đông Á, Đông nam Á, nam Á là các khu vực có khí hậu gió mùa điển hình trên Thế giới. Mùa đông gió từ lục địa thổi ra với thời tiết lạnh và khô nhưng mùa hạ gió từ đại dương thổi vào mang theo nhiều hơi ẩm mên mưa khá nhiều, vì thế ở các khu vực này có mạng lưới sông dày và có lũ vào mùa hạ.
Mạng lưới sông dày không phải do đặc điểm địa hình mà là do chế độ mưa nhiều, vì nước mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu của các con sông. Mùa mưa của khí hậu là mùa lũ của sông và mùa khô của khí hậu là mùa cạn của sông.
Ngoài nước mưa các con sông còn nhận nước từ băng tuyết tan. Sông ngòi ở bắc Á cũng khá dày đặc và nhiều sông lớn, các sông bắt nguồn từ vùng núi trung tâm đổ ra Bắc Băng Dương. Về mùa đông khu vực Bắc Á có khí hậu rất lạnh, cuối xuân đầu hạ băng tuyết tan nên sông đầy nước vào cuối xuân đầu hạ
Ngọc Hnue
17 tháng 11 2017 lúc 15:49

Ý 1 thì bạn Nguyễn Huế đã trả lời rồi. Cô trả lời nốt ý 2 nhé.

Tây Nam Á, Tây Á là khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nên sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
Lưu lượng nước sông ở khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.

Chúc em học tốt!

Thư Soobin
19 tháng 11 2017 lúc 17:51

Câu 1: Đông Á, Đông nam Á, nam Á là các khu vực có khí hậu gió mùa điển hình trên Thế giới. Mùa đông gió từ lục địa thổi ra với thời tiết lạnh và khô nhưng mùa hạ gió từ đại dương thổi vào mang theo nhiều hơi ẩm mên mưa khá nhiều, vì thế ở các khu vực này có mạng lưới sông dày và có lũ vào mùa hạ.
Mạng lưới sông dày không phải do đặc điểm địa hình mà là do chế độ mưa nhiều, vì nước mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu của các con sông. Mùa mưa của khí hậu là mùa lũ của sông và mùa khô của khí hậu là mùa cạn của sông. " Sông ngòi là hàm số của khí hậu" mà.
Ngoài nước mưa các con sông còn nhận nước từ băng tuyết tan. Sông ngòi ở bắc Á cũng khá dày đặc và nhiều sông lớn, các sông bắt nguồn từ vùng núi trung tâm đổ ra Bắc Băng Dương. Về mùa đông khu vực Bắc Á có khí hậu rất lạnh, cuối xuân đầu hạ băng tuyết tan nên sông đầy nước vào cuối xuân đầu hạ

Thư Soobin
19 tháng 11 2017 lúc 17:52

Câu 2: Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.
- Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.