Ở Nga năm 1917 đã xảy ra hai cuộc cách mạng , đó là cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cuộc cách mạng XHCN tháng Mười. Sở dĩ có hai cuộc cách mạng này là vì:
Vào đầu thế kỉ XX, ở Nga lúc này tồn tại nhiều mâu thuẫn : giữa nông dân nga với chế độ phong kiến Nga hoàng ; giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ; giữa dân tộc Nga với các dân tộc trong đế quốc Nga.(1 điểm)
Cách mạng tháng Hai năm 1917 tuy đã lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga: hai chính quyền song song tồn tại Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
Trước tình hình đó, Lênin và Đảng Bônsêvích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Trong lúc đó, chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân.
Tháng 10 năm 1917, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đã nổ ra và giành thắng lợi.
Cuộc cách mạng lần thứ nhất vào tháng 2/1917 nhằm lật đổ chế độ PK Nga Hoàng, đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Cuộc cách mạng này do Lênin và Đảng Bôsêvich lãnh đạo, lực lượng chủ yếu là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Cuộc cách mạng này mang tính chất là cách mạng DCTS kiểu mới.
Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Hai, cục diện 2 chính quyền // tồn tại ở nước Nga: Một là chính quyền Xô viết của Công - Nông, và 2 là chínhphủ lâm thời Tư sản(chính phủ của giai cấp bóc lột), vì vậy, Lênin và Đảng Bôsêvich đặt ra nhiệm vụ tiếp theo của cách mạng là phải tiếp tục lật đổ chính phủ lâm thời Tư sản, giành chính quyền hoàn toàn về tay Vô sản. Vì vậy cuộc cách mạng lần thứ 2 bùng nổ vào tháng Mười năm 1917 và đó là cuộc cách mạng XHCN.
* Vì sao nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng:
Trong năm 1917 nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng vì:
- Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2-1917: Trước cách mạng,nước Nga là nước quân chủ chuyên chế,đứng đầu là Nga Hoàng.Kinh tế bị kìm hãm,công- nông nghiệp còn rất lạc hậu,đời sống của người dân Nga thấp nhất châu Âu.
Vì thế cần có một cuộc cách mạng dân chủ tư sản để xóa đi sự cản trở của phong kiến mở đường cho nước Nga phất triển.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10-1917: Sau khi cách mạng tháng Hai năm 1917 thắng lợi,nước Nga tồn tại hai chính quyền song song.Chính phủ lâm thời tư sản Nga không triệt để phá bỏ phong kiến mà còn cấu kết với quý tộc phong kiến tiếp tục chiến tranh với Đức
Do vậy,muốn giải phóng mọi sự áp bức,bất công ở nước Nga phải tiến hành cuộc cách mạng vô sản,thiết lập nhà nước công nông tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ý nghĩa:Nó được đánh giá là một sự kiện vĩ đại:
Vì :Cách mạng tháng Mười Nga thành công dẫn đến việc thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với nước Nga và toàn thế giới.
- Đối với nước Nga:
Mở ra kỉ nguyên mới làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người ở Nga.
Lần đầu tiên trong lịch sử Nga,giai cấp công nhân,nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi xiềng xích nô lệ,đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
Xây dựng một xã hội mới ở Nga,xã hội tự do,hạnh phúc và công bằng do nhân dân nắm chính quyền.
- Đối với thế giới:
Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản,nó không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới .
Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng thế giới,đặc biệt là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nướcthuộc địa và phụ thuộc.
Cỗ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế,chỉ cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
- Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam
- Năm 1920 Nguyễn ái Quốc đọc bản Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-Nin và Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam .Đó là kết hợp phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp,kết hợp phong trào công nhân,phong trào yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
- Học tập Lê-Nin,Nguyễn ái Quốc đã thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên là tiền thân của Đảng là sự huấn luyện giảng dạy trực tiếp của Nguyễn ái Quốc nâng cao ý thức chính trị của Lê –Nin.
- Cuộc cách mạng tháng Mười ở Nga ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam thông qua con đường sách báo bí mật.Các tác phẩm như:Bản án chế độ thực dân pháp,Đường cách mệnh...mở lớp đào tạo cán bộ,gây cơ sở cách mạng trong nước.
- Từ kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, dưới sự lảnh đạo của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga,Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930 đã lảnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng.
=>Cách mạng Nga có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối vs cả thế giới
Nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng trong năm 1917 vì:
- Năm 1914, Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc để tranh giành thuộc địa -> gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nướ -> phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng diễn ra.
+ Tháng 2 - 1917, một cuộc cách mạng bùng nổ ở Nga -> Thành lập hai chính quyền cùng song song tồn tại.
+ Cách mạng tháng 10 năm 1917 diễn ra nhằm chấm dứt tình trạng chính quyền song song tồn tại.
Ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng Mười:
- Cách mạng tháng 10 đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người Nga, lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng đã đưa người lao động lên nắm quyền, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
Ở Nga năm 1917 đã xảy ra hai cuộc cách mạng , đó là cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cuộc cách mạng XHCN tháng Mười. Sở dĩ có hai cuộc cách mạng này là vì:
Vào đầu thế kỉ XX, ở Nga lúc này tồn tại nhiều mâu thuẫn : giữa nông dân nga với chế độ phong kiến Nga hoàng ; giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ; giữa dân tộc Nga với các dân tộc trong đế quốc Nga.(1 điểm)
Cách mạng tháng Hai năm 1917 tuy đã lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga: hai chính quyền song song tồn tại Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
Trước tình hình đó, Lênin và Đảng Bônsêvích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Trong lúc đó, chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân.
Tháng 10 năm 1917, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đã nổ ra và giành thắng lợi.