Công xã pari là một nhà nước kiểu mói vì công xã pải là một nhà nước của dân, do dân đầu tiên trên thế giới công xã pari đã thực hiện các chính sách tiến bộ như giải tán các lượng cảnh sát, quân đội mà thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. cùng một số chính sách khác như: tách nhà thờ khỏi trường học, nhân dân được làm chủ những cơ sở sản xuất,... ủy ban được bầu ra và có thể bị nhân dân bãi bỏ bất cứ lúc nào công xã pari thực sự là một nước của giai cấp vô sản. lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp vô sản lên đứng đầu, không có sự áp bức bóc lột của bọn tư sản hay thông trị. đó là niềm mong ước mà bấy lâu nay vô sản luôn ấp ủ. chính vì vậy mà nó có một ý nghĩa cực kì quan trọng.
- Sau thắng lợi của cuộc cách mạng 18-3-1871, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ, Uỷ ban trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới, trở thành chính phủ lâm thời.
- Về tổ chức bộ máy nhà nước : ngày 26-3-1871, một chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng
Công xã. Hội đồng gồm nhiều uỷ ban, đứng đầu mỗi uỷ ban là mội uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. Quân đội và cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. Công xã tách nhà thờ khỏi những hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh thánh.
- Về chính sách : Công xã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn ; đối với những xí nghiệp chủ vẫn ở lại thì công nhân được kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động ban đêm... Công xã đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền đối với toàn dân, quan tâm tới cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân...
Như vậy, về cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ công xã Pa-ri là nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân, vì dân.
Công xã Pari là nhà nước vô sản kiểu mới, của dân, do dân và vì dân vì:
* Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền hoàn toàn khác với các thời kì trước:
- Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng công xã, tập trung trong tay quyền lập pháp và quyền hành pháp.
- Các ủy ban được thành lập: Quân sự, An ninh xã hội, Đối ngoại, Tư pháp, tài chính, lương thực, thương nghiệp, giáo dục, công tác xã hội, ủy ban Cứu quốc. Đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Quốc hội và cảnh sát cũ được thay bằng lực lượng an ninh nhân dân.
- Nhà thờ tách khỏi nhà nước, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng.
* Nhà nước của dân
- Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Đại biểu trúng cử hầu hết là công nhân và trí thức tiến bộ đại diện cho nhân dân lao động.
- Công nhân dù không chiếm số đông, nhưng là lực lượng lãnh đạo trong công xã và công nhân là giai cấp cách mạng nhất nắm được lực lượng vũ trang và lôi cuốn tiểu tư sản.
* Nhà nước do dân:
Nhân dân được quyền bầu cử và bãi miễn các cơ quan quyền lực của nhà nước, được tham gia các lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền.
* Nhà nước vì dân:
Công xã không ngừng chăm lo đời sống nhân dân và đề ra nhiều biện pháp để tổ chức nền kinh tế quốc dân.
- Về kinh tế: thực hiện quyền làm chủ của công nhân đối với xí nghiệp chủ bỏ trốn, những xí nghiệp còn chủ ở lại thì công xã kiểm soát chế độ tiền lương, bớt lao động ban đêm, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân, giải quyết nạn thất nghiệp, ra lệnh hoãn trả tiền nhà, hoãn nợ...
- Về văn hóa xã hội:
+ Công xã quyết định tách nhà thờ ra khỏi những hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy kinh thánh.
+ Đề ra chế độ giáo dục bắt buộc, không mất tiền cho toàn dân, lập vườn trẻ...
+ Nhiều tổ chức quần chúng ra đời, các câu lạc bộ trở thành nơi liên hệ giữa ủy viên Công xã với nhân dân...