Bài 24 : Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVIII

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Anh Bùi

Vì sao Nho giáo dần bị suy thoái trong các thế kỉ XVI – XVIII? Những biểu hiện về giáo dục ở Đàng Ngoài và Đàng Trong?

Thảo Phương
9 tháng 4 2020 lúc 21:39

+ Nho giáo suy thoái do khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội, chiến tranh xảy ra liên miên giữa các tập đoàn phong kiến, từ cuộc chiến tranh Trịnh – Mạc cho đến Trịnh – Nguyễn, làm đảo lộn đời sống xã hội. Nho giáo, mặc dù trước đó có ảnh hưởng rất lớn ở Việt Nam nhưng lúc này, đã bộc lộ những hạn chế, dần mất vị trí của mình, tạo điều kiện cho sự phát triển Phật giáo, Đạo giáo…
+ Thế kỉ XVI - XVIII, là thời kỳ hưng khởi của các đô thị và ngoại thương phát triển nên kinh tế hàng hóa phát triển.

Thảo Phương
9 tháng 4 2020 lúc 21:40
Đàng Trong

Vì hoàn cảnh lịch sử, Nho học tại Đàng Trong chưa có vị trí sâu, rộng như ở Đàng Ngoài. Trong thời kỳ đầu, các chúa Nguyễn bổ nhiệm quan lại đều trên cơ sở lấy con em quý tộc và sự tiến cử của quan lại địa phương rồi bổ nhiệm. Nhưng do nhu cầu cần nhân tài cho bộ máy quan liêu, các chúa Nguyễn đã từng bước xúc tiến việc học tập và thi cử.

Tuy nhiên, các chúa Nguyễn không mở trường công mà để tùy ý dân gian các địa phương tự mở trường tư, chính quyền chỉ tổ chức các kỳ thi tuyển

Đàng Ngoài :

Các chúa Trịnh cho duy trì hệ thống trường học từ trung ương đến địa phương vốn có từ thời Lê Sơ. Sang đầu thế kỷ 18, triều đình chú trọng hơn đến việc hỗ trợ vật chất cho trường học các địa phương. Năm 1723, triều đình ban hành quy định cấp ruộng cho các trường học, gọi là học điền theo các mức: trường Quốc học 60 mẫu, trường Hương học 16 - 20 mẫu tùy vào quy mô từ nhỏ đến lớn. Hoa lợi từ ruộng được mang chi dùng vào việc đèn dầu trong học tập.

Năm 1595 khi mới trở về Thăng Long, nhà Lê trung hưng tổ chức kỳ thi Hội cho các cống sĩ ở bờ sông Nhị Hà và sau đó thi Đình, lấy đỗ Tiến sĩ xuất thân và Đồng tiến sĩ xuất thân.

Sang thế kỷ 17, thể lệ thi cử được chỉnh đốn quy củ hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Lịch triều hiến chương loại chí, việc thi cử thời Lê trung hưng không còn giữ được sự nghiêm túc như thời Lê Thánh Tông.

Từ sau năm 1750, do loạn lạc, tư tưởng Nho giáo cũng suy, việc học hành và thi cử suy kém đi. Quy chế thi cử càng suy đồi, mất kỷ cương. Trong trường thi, việc trông coi cũng thả lỏng nên xảy ra hiện tượng quay cóp bài và mượn người khác vào thi hộ. Những tệ nạn đó diễn ra công khai làm trường thi rất lộn xộn.